Bài đăng phổ biến

Thứ Tư, 10 tháng 8, 2011

TRUYỀN DỊCH CHO CHÓ VÀ MÈO

Truyền dịch là đưa vào cơ thể bệnh súc qua đường tĩnh mạch hoặc dưới da một khối lượng dung dịch với mục đích:

- Hồi phục lại khối lượng tuần hoàn khi bệnh súc bị mất nước, mất máu (xuất huyết, bỏng và tiêu chảy, nôn mửa mất nước...)
- Giải độc, lợi tiểu...
- Nuôi dưỡng bệnh súc khi bệnh súc không ǎn uống được
- Là đường đưa thuốc vào để điều trị bệnh hữu hiệu.


Photobucket

NHỮNG DUNG DỊCH HAY DÙNG ĐỂ TRUYỀN CHO CHÓ, MÈO

Dung dịch đẳng trương

Dung dịch nước muối sinh lý (NaCl 0,9%)

Dịch muối 0,9% hay dịch mặn, gồm nước và muối, dùng để bù dịch cho cơ thể khi mất nước như tiêu chảy, bỏng... NaCl 0,9 % là nước muối sinh lý, đẳng trương (có độ thẩm thấu bằng độ thẩm thấu trong mạch máu

- Ưu điểm: rẻ tiền, phổ biến.
- Nhược điểm: dễ gây toan máu do lượng Cl - cao. Truyền nhiều và nhanh dễ gây ứ nước ngoại bào và phù phổi cấp.

Ringer lactat

- Đặc điểm: vào cơ thể, lactat được gan chuyển thành bicarbonat và kiềm hóa máu do đó chỉnh được toan nhẹ. Truyền 100 ml sẽ tăng được 20 - 30 mL thể tích tuần hoàn, vì vậy cần truyền 1 lượng gấp 3 lần thể tích bị mất.
- Ưu điểm: cung cấp nhanh nước và điện giải, rẽ tiền. Có thêm K+ và Ca2+.
- Nhược điểm: loại dịch này không được giữ lâu trong máu nên cần truyền liên tục. Nếu không sẽ không có hiệu quả.

Dung dịch Glucose (dextrose) đẳng trương 50g/ 1000 mL (5%)

Dịch 5% có nồng độ thẩm thấu bằng huyết tương nên có thể bù dịch khi cơ thể bị mất nước hay khi không cho uống được.

Dung dịch ưu trương

Các loại dung dịch: NaCl 1,2 - 1,8- 3,6- 7,2- 10 và 20%.

Trên thị trường có sẵn loại 10 - 20%, ống 10- 20 mL. Khi dùng, pha với glucose 5% để đạt nồng độ mong muốn.

- Đặc điểm:
. ASTT quá cao, dễ gây phù.
. Làm giảm kết tập tiểu cầu, tăng nguy cơ chảy máu.
. Làm giãn mạch nội tạng: thận, tim. Tăng co bóp tim.
. Làm giảm phù não, giảm tăng áp lực nội sọ tốt hơn so với dung dịch keo.

Dung dịch Glucose ưu trương100g; 150g và 300g/ 1000 mL.

Glucose ưu trương chứa nhiều glucose hơn, dùng để giải độc và nuôi ăn khi không ăn được bằng miệng.

- Ưu điểm: cung cấp nhanh năng lượng, rẽ tiền. 100g glucose cung cấp 400 kilo calo. Ngoài ra còn dùng để điều trị và dự phòng các trường hơp mất nước nhiều hơn mất muối.
- Nhược điểm: Các dung dịch ưu trương dễ làm viêm tắc tĩnh mạch tại nơi truyền và gây hoại tử nếu truyền ra ngoài tĩnh mạch.

Chú ý: Truyền chậm vào tĩnh mạch. Glucose huyết tăng phụ thuộc không những vào nồng độ dung dịch tiêm truyền mà còn vào tốc độ truyền và khả năng chuyển hóa của bệnh súc. Khi nuôi dưỡng bằng dịch truyền, cần phân phối liều đều trong ngày và giảm liều dần, tránh ngừng đột ngột dễ gây hạ đường huyết. Nhất là ở chó, mèo con.
Dung dịch ưu trương có thể gây rối loạn thần kinh hoặc là do tăng áp lực thẩm thấu, hoặc
là do tác dụng độc trực tiếp trên thần kinh
NHỮNG BIẾN CHỨNG CÓ THỂ XẢY RA KHI TRUYỀN DỊCH

- Sốc phản vệ do truyền nhanh, áp lực thẩm thấu cao gây biến chứng với biểu hiện tứ chi lạnh, mạch nhanh, huyết áp tụt.
- Nhiễm trùng máu.
- Rối loạn điện giải: Khi đưa vào một lượng không cần thiết dẫn đến sự dư thừa khiến con vật mỏi, nôn nao, tăng nhịp tim bất thường.
- Thiếu hụt các yếu tố vi lượng: Nếu truyền dịch kéo dài dẫn đến dung mao của ruột thoái hóa khiến thức ăn được hấp thụ kém.
- Phù toàn thân, tràn dịch màng bụng, phù phổi, suy hô hấp, suy tim (nhất là đối với con vật có vấn đề về tim mạch), thậm chí gây tử vong.
- Sưng chỗ kim tiêm hoặc lan tỏa ra xung quanh khiến vùng da đó bị viêm tấy đỏ, nặng hơn là bị hoại tử nhất là khi truyền dịch cung cấp chất dinh dưỡng.
- Truyền dịch có thể dẫn đến lây nhiễm các bệnh truyền nhiễm. Thậm chí, nếu lượng dịch truyền quá nhiều, cơ thể con vật lại bị mất nước ưu trương, teo tế bào não rất nguy hiểm.

Ngay cả khi truyền dịch đúng chỉ định, bệnh súc vẫn có thể gặp một số nguy hiểm trong quá trình truyền: chỗ tiêm bị phù, đau sưng, viêm tĩnh mạch, rét run, mặt tái nhợt, khó thở, ho...

THẬN TRỌNG KHI TRUYỀN DỊCH

- Thận trọng đối với con vật lớn tuổi, có độ lọc thận yếu, có tiền sử tim mạch hay có bệnh lý về não khi truyền dịch chứa chất điện giải.
- Đối với bệnh súc non bị sốt không được truyền muối, đường vì những chất này đi vào cơ thể sẽ làm tăng áp lực lên sọ, tăng phù não.
- Bệnh súc viêm phổi không nên truyền dịch vì dịch truyền làm tăng gánh nặng cho phổi, tim.
- Sốt do nhiễm trùng không nên truyền dịch vì không có tác dụng mà dễ gây các nguy cơ biến chứng khác.
- Đối với bệnh súc viêm não, viêm màng não, phải lựa chọn dịch cẩn thận.
TÍNH TOÁN LƯỢNG DỊCH DUY TRÌ

Đối với mèo

Lượng dịch cần truyền/giờ(ml)=70*√(√(〖(Trọng lượng cơ thể(Kg))〗^3 )) /24

Đối với chó

Lượng dịch cần truyền/giờ(ml)=132*√(√(〖(Trọng lượng cơ thể(Kg))〗^3 )) /24

Trong đó: 70 và 132 là hằng số

(CÒN NỮA)

THAO TÁC LẤY VEN, ĐƯA DỊCH VÀO TĨNH MẠCH

Truyền dịch thường được làm bởi BSTY. Ngoài thao tác thành thạo thì việc hiểu được nguyên lý trong truyền dịch chất là rất quan trọng, bởi nó quyết định đến hiệu quả của truyền dịch. BSTY này cũng truyền cho cún, BSTY kia cũng truyền cho cún, nhưng hiệu quả lại khác nhau là vì họ nắm rõ nguyên lý và kinh nghiệm không được như nhau.

Trong truyền dịch phải làm tốt những vấn đề sau:

- Xác định đúng tình trạng của con vật.
- Chọn đúng dịch truyền, biết tính toán lượng bù đắp và duy trì.
- Hiễu rõ về chỉ định và chống chỉ định và áp dụng cho từng trường hợp.
- Có khả năng phát hiện và xử trí tình huống xấu xảy ra
...

Vị trí lấy ven truyền dịch thông dụng ở tĩnh mạch khoeo chân có ở 4 chân.


Chuẩn bị:

- Dịch truyền, dây truyền. Treo với độ cao phù hợp. Xả cho hết bọt khí.
- Bông cồn 70 độ (phải là 70 độ nhé), băng dán y tế hoặc băng keo cũng được nếu ko có, dây ga-rô hoặc khỏi cần.
- Cố định mõm con vật, nếu con vật hung hăng quá phải cố định 4 chân lại.
- Đeo găng tay.

Thao tác:

Thao tác truyền dịch cho cún ở tĩnh mạch chân có nhiều cách. Có 2 người sẽ làm rất thuận lợi. Nhưng nếu chỉ 1 mình thì cũng phải làm thật tốt. Dưới đây là làm 1 người.

- Một tay bắt ven một tay đâm kim:

Vd chân trước, thì bạn dùng 1 tay này, sử dụng 2 ngón trỏ+giữa giử phía sau khủy chân cún, ngón nhẫn đỡ phía dưới khủy và ngón cái tỳ lên ven để chặn dòng chảy về tim, nhớ tỳ vặn ngón cái qua một bên để ven được thẳng và căng. Khi đó ven sẽ nỗi lên và chân của cún đã bị ta cố định bởi 1 bàn tay của ta. (Nếu làm chân sau thì phải dùng dây cố định bàn chân cún vào điểm cố định nào đó rồi thao tác nếu không cún sẽ rụt chân lại khi đâm kim.)

Bàn tay còn lại dùng bông cồn 70 độ ướt chà qua chà lại sát trùng, dùng tay bóp bóp bàn chân để máu dồn vào tĩnh mạch nhanh hơn--> lông sẽ rạp xuống và cũng kích thích ven nỗi lên mà không cần phải cắt lông. Chọc kim dọc theo tĩnh mạch sao cho toàn bộ chiều dài kim nằm gọn trong lòng mạch để khi cún nếu có zãy zụa thì kim vẫn không xuyên tiếp được hoặc có trụt lui một chút cũng ko sao. Đâm chính xác thì máu sẽ chảy ngược ra dây truyền một ít (kiểm tra bóp bóp dây, máu thụt ra thụt vào). Mở khóa. Cố định bằng băng dán.

Động tác đâm phải dứt khoát, mình thường xác định đường hướng và đâm cái ào để mũi kim chạy thẳng chứ ko xuyên lung tung. Cái này làm quen sẽ rất có lợi.

- Buộc ga-rô, rồi thao tác:

Dùng dây Ga-rô ở sau khủy chân, tiếp đến 1 tay nắm-đỡ-hơi kéo sao cho chân cún duỗi thẳng. Giử thật chặt kẻo cún rụt chân lại khi ta đâm kim. Dùng cồn 70 độ chà qua chà lại để sát trùng và lộ rõ ven.

Tay còn lại đâm kim như trên. Nhớ trước khi mở khóa phải mớ Ga-rô.


Chú ý:

- Tay cầm kim là tay trái thì nên đâm tĩnh mạch chân trái của cún và ngược lại. Như vậy sẽ thuận lợi hơn.

- Mình thật sự muốn khuyên các bạn nuôi cún không nên tự ý truyền dịch cho cún của mình, khi các bạn không có chuyên môn.

5 nhận xét:

  1. bài rất hay. mình vẫn chưa hiểu về phần tính oán lượng dịch chuyền ,có thể nói rõ dc ko ạ. tính toán phù bù với lượng duy tri dc ko ak

    Trả lờiXóa
  2. bài rất hay. mình vẫn chưa hiểu về phần tính oán lượng dịch chuyền ,có thể nói rõ dc ko ạ. tính toán phù bù với lượng duy tri dc ko ak

    Trả lờiXóa
  3. Được mai mình sẽ gọi thằng bạn bác sĩ lên truyền hộ con cún mình

    Trả lờiXóa
  4. Được mai mình sẽ gọi thằng bạn bác sĩ lên truyền hộ con cún mình

    Trả lờiXóa
  5. Cho mình hỏi phần truyền dịch cho cún sẽ tính ntn ạ ? Cún nhà mình 25kg thì tính lượng dịch truyền bn? Bn có thể cho ví dụ cụ thể. Mình cảm ơn

    Trả lờiXóa