Bài đăng phổ biến

Thứ Tư, 10 tháng 8, 2011

CHỨNG CHẢY MÁU MŨI Ở CHÓ MÈO

Chứng chảy máu mũi ở chó mèo tiềm ẩn nhiều nguyên nhân phức tạp. Do đó, chảy máu mũi ở chó mèo tùy vào nguyên nhân mà có thể gây ra các mức độ nguy hiểm đến tính mạng cho con vật khác nhau. Việc điều trị thường phải được xác định rõ nguyên nhân. 


Một số nguyên nhân chảy máu mũi ở chó mèo:

- Chấn thương do va đập.

- Hắt hơi nhiều, có thể do dị ứng, ngoại vật, ve,... Làm các mao mạch niêm mạc mũi bị vỡ.

- Áp-xe chân răng. Có thể ăn thông lên xoang mũi gây nên hiện tượng chảy máu. Thường bị ở chó già.

- Nhiễm nấm ở mũi. Ở chó thường do Aspergillus fumigatus và các loài Penicillium. Ở mèo thường do Cryptococcus neoformans. Đây là một nguyên nhân có thể nói là kinh điển.

- Ăn phải thuốc diệt chuột. Thuốc diệt chuột sẽ vô hiệu hóa sự đông máu.

- Các nguyên nhân gây giảm tiểu cầu: Bị bệnh Erlichiosis (Rickettsia)ung thư tủy xương, kháng sinh sulfamid và chloramphenicol, hóa trị liệu,... ). Ở mèo có thể do mắc một số bệnh so virus gây nên (Feline Leukemia Virus  infection, Feline Immunodeficiency Virus Infection).

- Khối u trong xoang mũi.

- Bệnh do thiếu yếu tố Von Willebrand, một bệnh di truyền về đông máu.

Nghiên cứu của Bissett và cộng sự năm 2007,( issue of the Journal of the American Veterinary Medical Association). Xem xét 176 trường hợp chó bị chảy máu mũi để tìm nguyên nhân. Trong số 176 chó,  nguyên nhân cơ bản đã được tìm thấy trong 115 trường hợp là như sau:
  • 30% had nasal tumors : 30% có khối u trong mũi .
  • 29% had trauma:  29% có tổn thương .
  • 17% had nasal inflammation of unknown cause (idiopathic rhinitis):  17% có viêm mũi không rõ nguyên nhân.
  • 10% had low platelets: 10% có tiểu cầu thấp .
  • 3% had some other blood clotting abnormality: 3% đã có một số khác của máu đông máu bất thường.
  • 2% had high blood pressure: 2% có huyết áp cao .
  • 2% had tooth abscess:  2% bị áp xe răng.
Chứng chảy máu mũi ở chó mèo tùy vào nguyên nhân mà có thể gây ra các mức độ nguy hiểm đến tính mạng cho con vật khác nhau. Tuy nhiên, nếu không xử lý kịp thời, con vật có thể  chết do shock nguy hiểm tính mạng.

Xử trí nhanh tại nhà:

- Đặt con vật nơi yên tĩnh, tránh kích động. Người chủ của chó nên vuốt ve, an ủi giúp con vật bình tĩnh.

- Lấy một khăn gạc bọc cục nước đá lạnh hay đậu phụ lạnh, chườm nhanh lên phần trên mũi của con vật. Nhiệt độ lạnh sẽ làm các mạch máu co lại, góp phần làm chậm quá trình chảy máu.

- Điện thoại hỏi ý kiến BSTY ngay sau đó.

SỬ DỤNG VACCINE CHO CHÓ MẸ MANG THAI

Việc sử dụng Vaccine cho chó mẹ mang thai phải hết sức cân nhắc. Đôi khi là rất cần thiết nhưng cũng có thể gây ra một tai họa khó lường. Dưới đây là một số điều người nuôi chó cần biết.

Câu hỏi đặt ra cho chúng ta là: "có nên chích ngừa cho cún đang mang thai hay không?"



Về phía chó mẹ mang thai
Thể trạng của cún mẹ mang thai sẽ không bao giờ được như cún bình thường. Cún mẹ thường bị căng thẳng tâm sinh lý và thường ở tình trạng thiếu dinh dưỡng. Do đó, phản ứng miễn dịch của cún thường kém hơn, dẫn đmột nguy cơ không nhỏ của sự “phát bệnh”, ngay cả với các hình thức nhược độc của virus có trong các loại vaccine sống.

Thường thì việc tiêm Vaccine chỉ sử dụng khi nguy cơ nhiễm bệnh từ môi trường xung quanh quá cao, có một sự e ngại lớn khi cún con được sinh ra sẽ bị nhiễm bệnh dịch.

Về phía thai nhi
Chó con chưa sinh thì hệ thống miễn dịch chỉ ở mức độ tối thiểu ở tất các mặt và khó có thể tự vệ chống lại các virus sống trong vaccine.

Về phía Vaccine
Vaccine ngừa bệnh Parvo, đặc biệt nhắm vào các mục tiêu đang phân chia tế bào trong cơ thể (ví dụ như tủy xương của chó trưởng thành), virus trong vaccine sẽ ưu tiên lây nhiễm các phôi thai nhi vì trong đó rất nhiều các tế bào đang phân chia (mitosing) cùng một lúc. Vi trùng nhiễm bào thai có thể dẫn đến sảy thai chết lưu và dị tật bẩm sinh.
Còn Lepto thì thật là nguy hiểm, ngay cả cún bình thường cũng phải e ngại.

Dùng Vaccine chết?
Cái này thật khó nói. Bởi do nhược điểm của vaccine chết là kích thích đáp ứng miễn dịch kém và không bền vững. Chính vì vậy người ta thường phải thêm vào đó các chất phụ gia (tá dược) để cải thiện điều này. Nhưng họ cũng đã vô tình tăng thêm nguy cơ dị ứng, sưng viêm chỗ tiêm gây ra do các chất phụ gia đó.

Hic. Thật là khó cho BSTY khi phải nhận trách nhiệm cân nhắc để quyết định điều này bởi người nuôi cún không đủ chuyên môn trong trường hợp này. Bởi vậy việc có một BSTY riêng cho cún rất quan trọng là vì vậy.

Tốt nhất hãy nhờ BSTY của cún bạn quyết định.

TÌM HIỂU VỀ BỆNH GIUN TIM Ở CHÓ MÈO

Giun tim ở chó mèo là một loại của giun chỉ, được gọi là Dirofilaria immitis. Giun chỉ Dirofilaria có thể lây nhiễm từ thú sang cho người nhưng rất hiếm. Bệnh thường xảy ra nhiều nhất ở loài chó không kể giới tính, tuổi tác, nơi ở. Bệnh cũng có ở mèo và một số loài chó khác.

Giun tim là gì?

Giun tim ở chó mèo là một loại của giun chỉ, thường được gọi là Dirofilaria immitis. Giun chỉ Dirofilaria có thể lây nhiễm từ thú sang cho người nhưng rất hiếm.

Bệnh thường xảy ra nhiều nhất ở loài chó, Không kể giới tính, tuổi tác, nơi ở. Bệnh cũng có ở mèo và một số loài chó khác.

Chó là ký chủ thật sự của giun tim Dirofilaria immitis. Giun trưởng thành dài từ 6 cm đến 30 cm, con đực nhỏ hơn con cái.

Giun đực và cái giao hợp nhau đẻ ra vô số ấu trùng microfilariae giai đoạn 1 ở trong máu. (nguồn bệnh)

Muỗi là ký chủ trung gian của giun D. immitis.

 
Hình: Muỗi là trung gian truyền bệnh giun tim nguy hiểm.

Giun tim sẽ trải qua 4 lần lột xác trong vòng đời để thành giun trưởng thành gây hại cho cơ thể con vật. Nôm na là thế này:

Chó mang mầm bênh microfilaria trong máu, bị Trung gian truyền bệnh(TGTB) (muỗi) hút máu và vào trong cơ thể chúng. Trong cơ thể TGTB, chúng lột xác 2 lần(thường trong 14 ngày hoặc hơn) và tiến vào tuyến nước bọt của TGTB. Bây giờ nếu TGTB mà cắn chú chó nào thì mầm bệnh sẽ được truyền cho chú chó đó thông qua vết cắn.

Sau khi đã vào được cơ thể cún, ấu trùng giun tim sẽ lột xác 2 lần nữa để phát triển thành giun trưởng thành. Lần thứ nhất khoảng trước 15 ngày sau khi vào cơ thể chó và lần 2 vào những tháng tiếp theo sau đó, nhưng cả 2 lần lột xác thường xảy ra trong vòng nửa năm. Sau lần lột xác cuối cùng, ấu trùng cuối cùng (giun tim chưa trưởng thành) này sẽ tìm cách di hành đến tim và phát triển về mọi mặt, trong đó kích thước đóng vai trò quan trọng, việc này mất khoảng 3 tháng.

Sau khi đến tim khoảng 3 tháng nữa chúng sẽ phát triển thành giun trưởng thành, giun tim sẽ sống ở tim và sinh sản ra thế hệ mới. Nói chung là chúng sống trong cơ thể cún khoảng 5-7 năm rồi chết.

Tác hại của giun tim?

  
Hình: Giun trưởng thành ký sinh trong tim.

Sự gây hại: ấu trùng cuối cùng trong quá trình di chuyển sẽ đến tâm thất phải và các mạch máu xung quanh đó, phát triển và gây viêm, phù nề, tắc nghẽn mạch ở đó. động mạch phổi là bị thiệt hại nhiều nhất.----> giảm khả năng làm việc của phổi và con vật hay bị ho là vậy.
Việc hoạt động của các mạch máu bị cản trở sẽ làm cho tim hoạt động mạnh hơn, huyết áp cũng phải tăng dần lên. Cuối cúng là xuất hiện chứng suy tim. Đỉnh cao của sự nguy hại là con vật sẽ bị shock, hồng cầu bị hủy diệt và chết trong vài ngày (thường khi giun trưởng thành sống trong tim quá nhiều). Có khi phải mỗ tim để lấy giun ra nhưng thường khi đó mạng sống của con vật xem như đã là một bản án gần như tử hình.

Nhìn bên ngoài làm sao biết cún bị giun tim?

Việc chẩn đoán giun tim phải trải qua một quy trình bao gồm khám lâm sàng, siêu âm, X-quang tim phổi và xét nghiệm máu.
Thỉnh thoảng, giun tim cũng có thể có mặt trong mắt, ổ bụng, và thậm chí cả dây cột sống và nhiều nơi khác nữa.

Quả thật là khó khăn, tuy nhiên có một số thứ chúng ta nên biết:

- Bên ngoài bình thường, X-quang không thấy gì. Đây chỉ là nguy cơ.
- Thỉnh thoảng khó thở, X-quang cho thấy có sự biến đổi ở dộng mạch phổi, xét nghiệm thận và gan thấy có sự tổn thương. Gai đoạn này đã có sự nguy hại.
- Ho, khó thở, giảm cân, trên X-quang thấy có sự biến đổi nghiêm trọng ở tim và động mạch phổi. xét nghiệm thận suy và gan tổn thương.
- Gai đoạn cuối: thường được gọi là hôi chứng CAVAL. Đây là giai đoạn đỉnh cao của sự nguy hại gây shock nặng. Cái chết của cún là nằm trong tầm tay.

Mách bảo về phòng và trị giun tim

Trị bệnh như thế nào?

Quá trình chửa trị cho cún bị bệnh giun tim phụ thuộc vào giai đoạn mà điều trị khác nhau.
Nếu chưa nặng, bệnh giun tim có thể được điều trị khỏi bởi một số loại thuốc tiêm vào bắp để tiêu diệt giun trưởng thành như Moxidectin. Ví dụ như sản phẩm ProHeart (moxidectin, Ft. Dodge Animal Health) được đánh giá là rất hiệu quả. Sau 6 tháng điều trị, một xét nghiệm kháng thể sẽ được làm để xem giun có còn không.
Ivermectin cũng là một sản phẩm đã được sử dụng để trị bệnh giun tim, tuy nhiên theo khuyến cáo thì hiệu quả không cao và thường chỉ dùng để phòng bệnh là chính.
Nhưng thường thì khi giun trưởng thành đã phát triển mạnh ở tim thì việc điều trị thật ra mà nói rất nan giải.

Phòng bệnh như thế nào?

Tất nhiên Ivermectin, salemectin... là sự lựa chọn đầu tiên. Việc này có thể kiêm thêm cho việc sổ giun khác cho cún mà không cần dùng thuốc sổ khác nữa. Nó cũng bao gồm việc tiêu diệt ve rận. Có sản phẩm HEARTGARD LPUS nhai để phòng giun tim. Cái này mình đang dùng cho chó ở Huế và chưa có điều kiện để làm nghiên cứu để xem hiệu quả của nó như thế nào. Bắt đầu từ lúc 2 tháng tuổi là đẹp nhất.

TẨY GIUN CHO CHÓ CON VÀ CHÓ TRƯỞNG THÀNH

Việc tẩy giun và phòng ngừa nhiễm giun cho chó mèo là rất quan trọng. Dưới đây là cách tẩy giun thông dụng cho chó mèo ở Việt Nam.

Bắt đầu tẩy lúc 2 tuần tuổi, lặp lại lúc 4 tuần, 6 tuần và 8 tuần tuổi và sau đó cứ 1 tháng tẩy một lần cho đến 6 tháng tuổi.

Tại sao dày thế? Vì ở Việt Nam mình, chó mẹ mang thai thường nhiễm giun nặng, khi chó đã trưởng thành, chủ của chó thường ít chú ý việc tẩy giun nên khi mang thai, ấu trùng giun sẽ được truyền qua nhau thai cho cún con. và khi sinh ra rồi thì lây nhiễm từ sữa mẹ bị nhiễm, phân của mẹ... Kết quả là cún con sơ sinh 15 ngày tuổi, nếu xét nghiệm sẽ thấy có sự hiện diện ký sinh trùng trong phân. Phải khẳng định mọt điều là cún con nào bụng cũng chứa rất nhiều giun. Và sẵn sàng gây nên những hệ lụy (cướp dững chất, tiết độc tố gây rối loạn thần kinh, gây tổn thương cơ giới thành ruột, nói chung là mở đường cho bệnh khác).

Việc tẩy giun cho những chú cún có nguy cơ tái nhiễm cao từ môi trường sẽ là 3-6 tháng 1 lần cho đến hết cuộc đời. Việc phòng giun tim sẽ kiêm luôn việc tẩy giun đũa, giun móc...

Tẩy giun có thể tiêm hoặc uống:

- Hiện nay một số loại thuốc tẩy giun dạng uống không cần phải nhịn ăn như: fenbendazol, menbendazol... nên thời gian tẩy có thể bất kỳ trong ngày.
- Cũng có thể tiêm Ivermectin, salemectin, levamisol... cho cún. Nhưng phải theo chỉ dẫn của BSTY vì việc lạm dụng se ảnh hưởng nặng cho cún sau này. Levamisol thường gây ngộ độc; ivermectin do tinh khuyếch tán mạnh lên toàn cơ thể, trong đó có thần kinh-não bộ, cún có thể bị trầm cảm bởi Ivermectin nếu lạm dung. Cuối cùng cũng cần phải tính đến các giông chó và tính mẫn cảm với thuốc nữa.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc  tẩy giun sán hiệu quả như:

- Exotral : . Sản phẩm này rất an toàn và có thể xổ cho thú rất nhỏ, cũng như thú bệnh hay dưỡng bệnh, chó cái mang thai hay nuôi con. Sản phẩm của Virbac Việt Nam.


Liều lượng: 1 viên / 5 kg thể trọng. Dùng trước khi ăn. Uống nguyên viên hay trộn vào thức ăn.
Chó con dễ bị tái nhiễm nên được cho uống hàng tháng trong 2 tháng đầu.
Chó lớn xổ 3 - 4 lần / năm để trị tái nhiễm.
- VIMECTIN 0.3% : Đặc trị nội - ngoại ký sinh trùng.

Thành phần:
Ivermectin ................ 300 mg.
Exp.qsp .....................100 ml.

Công dụng:
- Phòng và trị các bệnh nội ký sinh trùng như: giun đũa, giun chỉ, giun xoăn, giun lươn, giun đầu gai, giun tim.
- Phòng và trị các ngoại ký sinh trùng như cái ghẻ, ve, bọ chét, chí, rận gây ghẻ, xà mâu.

Liều dùng: dùng tiêm bắp hay tiêm dưới da. Chó, mèo, thỏ: 1ml / 12 - 15 kg trọng lượng cơ thể
* Khi phát hiện bệnh chỉ tiêm 01 liều duy nhất.
* Để phòng bệnh 2 - 3 tháng sau tiêm lại 01 lần

Lưu ý: Không dùng quá liều qui định. Thuốc còn thừa trong lọ, nếu bảo quản tốt vẫn còn hiệu lực sau 3 - 4 tháng.

HỎI VỀ CHÓ BỊ NỔI CỤC U Ở CỔ

Câu hỏi: Cún nổi cục u ở cổ, bỏ ăn là bệnh gì? Có nguy hiểm tính mạng không?

Cún của bạn đã bỏ ăn có lẽ đang rất đau đớn hoặc đang có một rối lạn toàn thân.

“Cục u” mà bạn nói cũng có thể là một áp-xe hoặc có thể là những thứ khác.

Bạn nên xem xét kỹ:
- “Cục u” ở cổ nhưng là sau gáy, gần khớp vai hay dưới yết hầu...?
- Màu sắc, hình thái của nó thế nào?
- Nắn vào cục đó cún có biểu hiện đau không, có cảm giác có dịch ở trong không?

Nếu ở sau gáy thường không phải là hạch lâm ba mà có thể là một Dermoid sinus hoặc một áp-xe:
- Nếu là Dermoid sinus, bạn nên đưa cún đến BSTY để phẫu thuật tránh những biến chứng có hại sau này.
- Nếu là áp–xe hoặc nếu “cục u” nằm ở vị trí lần trước tiêm, nắn cảm giác thấy có dịch ở trong, lông phía trên đỉnh “cục u” thưa dần. Có thể đó là một cục áp-xe. Bạn nên chườm nóng vài hôm, nếu không giảm mà vỡ ra (hoặc rạch ra) thì cắt lông xung quanh, lấy oxi già rửa sạch và bôi thuốc mỡ kháng sinh có kèm kháng viêm.

Nếu không phải áp-xe mà là bất cứ một cái gì khác bạn nên đưa cún đến BSTY để họ khám trực tiếp, có thể lấy mẫu xét nghiệm và cho bạn lời khuyên thấu đáo.
Tuy nhiên, tôi khuyên bạn trong trường hợp này nên đưa đến BSTY vì cún của bạn đang bỏ ăn, đây là điều không thể chủ quan.


Nếu bạn là một người yêu chó và có trách nhiệm thực sự với nó, dùng thuốc để điều trị cho chó nên cần đến BSTY.

LÀ CON NGƯỜI, AI YÊU QUÝ ĐỘNG VẬT, NGƯỜI ĐÓ CHẮC CHẮN KHÔNG PHẢI LÀ NGƯỜI XẤU

Một câu chuyện cảm động đã được dựng thành phim: 

MÁCH BẢO VỀ CHỨNG LOÉT GAN BÀN CHÂN Ở CHÓ

Một số bệnh có hiện tượng loét gan bàn chân đáng lưu ý:
- Bệnh hoại tử biểu bì do rối loạn trao đổi chất: bệnh da phổ biến ở chó trưởng thành. Thường là hauuj quả của một số bệnh như gan, đái tháo đường và khối u tuyến tụy. Biểu hiên thường thấy là đỏ và thường loét ở vùng không có lông, gan bàn chân có thể dày lên và bong tróc. Bệnh này tiên lượng xấu.

- Lupus ban đỏ: là một bệnh tự miễn ảnh hưởng đến nhiều hệ thống cơ thể bao gồm khớp, thận, cơ, hệ thần kinh... Da tổn thương dày hoặc loét gan bàn chân, chúng có thể lan rộng và gây nhiễm trùng, biểu hiện bởi các mụn mủ. Điều trị thường là sử dụng Prednisone, thuốc ức chế miễn dịch khác và điều trị nhiễm trùng cơ bản...

- Pemphigus foliaceus (bệnh pemfigut) là loại phổ biến nhất của bệnh pemfigut ở chó, đây cũng là một bệnh tự miễn. Thông thường ảnh hưởng đến chân và đầu, thường bắt đầu với mụn mủ và tiến triển đến loét, bệnh có thể gây ngứa, con vật có thể què nếu móng bị ảnh hưởng. Bệnh thường làm chó sốt, chán ăn và suy yếu dần. Chẩn đoán: khám lâm sàng, làm tiêu bản (chọn một bọng nước mới, dịch còn trong, dùng dao vô trùng chọc cho vỡ ra hết dịch, nạo nhẹ nền tổn thương, phết chất nạo lên lam kính, cố định bằng cồn và nhuộm giemsa. Ta sẽ thấy các tế bào gai chương to đứt các cầu nối liên gai). Điều trị thường sử dụng Corticoid, thuốc ức chế miễn dịch khác và điều trị nhiễm trùng cơ bản...

- Bệnh hăm da có mủ: viêm da tiếp xúc, âm hộ, đuôi, kẽ -gang bàn chân. Thường thấy ở chó béo phì. Màu đỏ, rỉ máu; thường bị nhiễm trùng và có thể gây mùi hôi. Bệnh này dễ điều trị, đôi khi tự khỏi.

- Bệnh độc hoại tử biểu bì: do một phản ứng miễn dịch nặng, thuốc, có thể gây ra bởi ung thư hoặc các bệnh khác. Lở loét trên diện rộng của cơ thể, đặc biệt là miệng và bàn chân. Chẩn đoán: lâm sàng và sinh thiết da. Bệnh này tiên lượng xấu. Tuy nhiên có thể điều trị triệu chứng, chăm sóc tốt và dùng Corticosteroid cũng có thể có hiệu quả.

- Bệnh loét do viêm da không rõ nguyên nhân: thường thấy nhất là ở chó Collies, chó chăn cừu Shetland... Độ tuổi thường gặp là chó trưởng thành và chó già. Loét háng, mí mắt, tai, bộ phận sinh dục, hậu môn, và gang bàn chân làm con vật đau đớn. Chẩn đoán: xem xét giống, khám lâm sàng và sinh thiết. Điều trị: tránh chấn thương, dùng kháng sinh nếu nhiễm trùng thứ cấp, vitamine E, acid béo, khoáng...

Ngoài ra còn có thể loét chân vì “Bỏng nước tiểu”. Xảy ra khi da tiếp xúc lâu dài với nước tiểu. Bệnh này dễ lành.

TRAO ĐỔI VỚI NGƯỜI YÊU THÚ CƯNG ĐÃ TÂM SỰ RẰNG KHÔNG CÓ NIỀM TIN VỚI BSTY ĐỘNG VẬT CẢNH VIỆT NAM

ĐỌC Ở CÁC DIỄN ĐÀN THÚ CƯNG TRÊN MẠNG, HOANGCHUNGVET THẤY NGƯỜI NUÔI THÚ CƯNG THƯỜNG DÙNG NHỮNG LỜI LẼ RẤT TỆ VÀ RẤT THẤT VỌNG VỚI BSTY VIỆT NAM. TRONG LÒNG THẤY NGỖN NGANG NHIỀU ĐIỀU.

Buồn khi đạo đức nghề nghiệp bị xúc phạm
Một bác sỹ thú y tốt ngoài khả năng chuyên môn luôn phải trau dồi còn phải có một tấm lòng yêu động vật thật sự và luôn tôn trọng bản thân, tôn trọng nghề nghiệp.
Trách người nuôi thú cưng vơ đũa cả nắm cũng không phải. Mà họ nói vậy cũng không đúng đắn cho lắm.
Việc những con sâu làm rầu nồi canh hoặc nồi canh thật quá nhiều sâu vậy. Nhưng thực ra ở đâu cũng có người này người khác, người xấu người tốt, người giỏi người không giỏi... Nếu chúng ta chú ý một chút, thì ở đâu cũng vậy.


Buồn cho sự nghiệp đào tạo Bác sỹ thú y động vật cảnh ở nước ta
Thực ra, ở Việt Nam ta, tôi chưa thấy có trường Đại học nào mở nghành đào tạo BSTY chuyên về động vật cảnh cả. Hiện nay các đề tài nghiên cứu về động vật cảnh đang còn rất thưa thớt, đặc biệt các đề tài về thú y cho chó mèo. Đó cũng là một thiệt thòi lớn cho người học và cả người nuôi thú cưng. Điều này không thể trách ai cả vì đây là cả một sự khó khăn chung. Rồi sẽ khắc phục từ từ khi đất nước ta phát triển đồng đều về nhiều mặt.

Buồn khi Bác sỹ thú y bị mất lòng tin
Thật ra chúng ta nên nhìn vấn đề này ở nhiều khía cạnh:
+ Bác sỹ thú y chuyên môn kém, tham tiền và bất chấp tất cả, hoặc có chuyên môn nhưng bị ma lực đồng tiền làm hỏng. Mất lòng tin.
+ Bác sỹ thú y tốt nhưng điều kiện tác nghiệp không đảm bảo. Khi đó hiệu quả công việc không cao, người nuôi thú nếu không hiểu để thông cảm, sẽ dễ mất lòng tin.
+ Người nuôi thú không có đủ các kiến thức thường thức về chăm sóc sức khỏe cho thú, nhiều người thiếu trách nhiệm, khi thú bị bệnh nặng mới nhờ đến BSTY. Làm BSTY khó khăn hơn trong điều trị. Tâm lý người nuôi thú thường đã gọi BSTY thì chó phải lành bệnh hoặc ít nhất là đở hơn một tí. Nếu chết hoặc không khỏi thường đổ lỗi cho BSTY. Cái này thật bất công. Nhưng BSTY hầu hết phải cắn răng chịu đựng dù muốn hay không vì thật khó để giải thích cho một người không có chuyên môn đang trong lúc bị mất mác một con vật gần gủi với mình. Và từ đó bị mất lòng tin.

Thực ra không một BSTY nào giám khẳng định tôi có thể chửa lành một bệnh nào đó, dù đã thành công nhiều lần rồi. Vì ai cũng biết, đối tượng con vật bệnh, hoàn cảnh khác nhau thì không ai có thể chắc chắn 100% cái gì đang đợi ở phía trước. Thế nên, đã có bệnh viện, phải có nhà xác là điều chắc chắn.

LỜI KHUYÊN ĐỐI VỚI NHỮNG NGƯỜI NUÔI THÚ CƯNG

Việc tôi phản đối sự điều trị theo phác đồ mách bảo và những người không có kiến thức chuyên môn về thú y tiến hành điều trị cho thú cưng vì đó là một điều rất tai hại.

Tại sao lại tai hại?

Nếu con cái của bạn có bệnh nặng, việc trước tiên của bạn là đến BS hay nhờ một ai đó mách bảo hoặc người không có chuyên môn điều trị? Thế sao chúng ta lại làm vậy với cún yêu của mình? Chưa nói đến mỗi cá thể đáp ứng thuốc khác nhau và tình trạng hoặc nguyên nhân bệnh khác nhau. Nếu xẩy tai biến, người không có chuyên môn khó mà xử trí được. Đây là một sự coi thường cơ thể động vật nghiêm trọng.

Việc BSTY kê đơn mà không cần khám hoặc người không có chuyên môn về thú y điều trị cho thú, trước tiên phải nói là không đúng phương pháp và sai pháp luật. Và điều này luôn tồn tại một sự mơ hồ. Việc làm này có thể đưa lại những thành công nhất định nhưng luôn tồn tại nhiều nguy cơ và đôi khi sai cũng không biết sai ở đâu để sửa chữa. Và cứ thế may rủi.

BSTY trả về có thể do ca bệnh ngoài khả năng của họ. Mỗi cá nhân, tổ chức nào cũng có giới hạn cả. Có thể về thống kê và kinh nghiệm của họ, họ thấy không thể qua khỏi nên mới làm thế. Bệnh viện của người cũng thế mà. Chúng ta nên nhớ không ít trường hợp bệnh viện trả về mà bệnh nhân vẫn sống đấy thôi.

Chúng ta đừng trông mong quá nhiều vào BSTY khi thú của bạn mắc phải những căn bệnh mà thế giới đang đau đầu. Ở đâu cũng có người thế này thế kia. Nhưng cái chúng ta cần là trang bị cho người nuôi thú cưng những kiến thức thường thức về sức khỏe của thú để người nuôi thú cưng có thể cân nhắc khi thú của mình bị bệnh. Không chú ý tiêm phòng các bệnh cho thú cũng là một khuyết điểm lớn của những người nuôi thú, mà hiện nay các BSTY đang đau đầu..

Việc BSTY tính tiền khi điều trị như thế nào là việc của họ và cái này xã hội sẽ phán xét. Và trước tiên là người nuôi thú cưng phán xét. Sớm muộn cái gì sai trái cũng sẽ lòi ra.

Người nuôi thú cưng do ít được trang bị kiến thức và vì thương thú của mình quá nên luôn có tâm lý: đã đến BSTY là phải lành hoặc ít nhất là bệnh tình thuyên giảm. Cái này rất bất công vì không phải cái gì cũng diễn ra tốt đẹp như chúng ta mong muốn. Một ca bệnh điều trị không khỏi, BSTY bó tay, người nuôi thú lúc đó đang rất đau lòng, BSTY không thể nào giải tích cho họ hiểu được với tâm trạng đó hoặc người nuôi thú không dủ kiến thức để hiểu. Thế nên BSTY phải đồng hành cùng người nuôi thú cưng là vậy.

HIỆN TƯỢNG CHÓ TỰ ĂN PHÂN CỦA MÌNH

Hiện tượng chó tự ăn phân của mình hoặc ăn phân của động vât khác theo tôi được biết thường do những nguyên nhân dưới đây:

Dạo này cún nhà em sau khi đi vệ sinh đều tự ăn phân của mình hix Sad Sad ăn như thế thì hại lắm mà lại mất vệ sinh nữa , rồi em cũng chằng dám cho nó liếm tay nữa vì nghĩ thấy ghê lun Undecided .

TRẢ LỜI:
Hiện tượng chó tự ăn phân của mình hoặc ăn phân của động vât khác theo tôi được biết thường do những nguyên nhân dưới đây:

* Không liên quan sức khỏe:

- Do xuất phát từ bẩm sinh muốn ăn xác thối ở một số cá thể loài chó.----> Có thể cải thiện được nhưng khá lâu và phải làm trước khi nó trưởng thành.
- Do lo sợ bị trừng phạt do đại tiện lung tung nên phải cố gắng don dẹp sach sẽ trước khi bị trùng phạt một lần nữa và dần dần trở thành thói quen. ---> Cái này điều chỉnh được.
- Xuất phát từ bản năng đánh dấu và xóa dấu vết của họ nhà chó. ----> Thiến, hoạn sẽ cải thiện nhiều (4- 6 tháng là tốt nhất)
- Chó bị bỏ đói thường xuyên.----> Quan tâm nhiều hơn.

*Liên quan vấn đề sức khỏe:

- Viêm tụy.
- Thiếu dịch tụy.
- Nhiễn khuẩn đường ruột.
- Thiếu Vitamine B1.
-...
Chỉ có bạn mới hiểu cún bạn nhất và có thể cân nhắc nên làm gì cho nó bạn à.
Hãy giúp nó trong lúc khó khăn, đừng ruồng bỏ nó mà tội nghiệp bạn nhé.
Chúc cún của bạn chóng trở lại bình thường.

NHỮNG SỰ CỐ ĐÁNG CHÚ Ý SAU KHI TIÊM PHÒNG BỆNH CHO THÚ CƯNG

Sau khi tiêm chủng cho chó mèo, vẫn có những tỷ lệ nhỏ các sự cố xảy ra. Dưới đây là một số điều đáng lưu ý.

Những sự cố đáng chú ý sau khi tiêm chủng

TRƯỜNG HỢP ÍT NGUY HIỂM ĐẾN THÍNH MẠNG


Thông thường sau khi tiêm chủng, cún sẽ có một số phản ứng như sốt nhẹ, bỏ ăn 1-2 ngày. Điều này không hề đáng ngại. Vì đây chỉ là phản ứng bình thường của cơ thể sau khi được tiêm vaccine thôi. Tuy nhiên điều này thường không xảy ra đại trà.
Nói chung là thế này:
- Trong trường hợp nhẹ, các dấu hiệu chỉ là sốt nhẹ, chậm chạp và chán ăn.--> Tự hồi phục.
- Trường hợ trung bình: nổi mề đay, phát ban, phù nề... Nặng hơn một tí có thể nôn mửa, tiêu chảy thoáng qua---> Không được chủ quan. Tuy nhiên trường hợp này chưa thấy khuyến cáo gây chết ở con vật.

Chó nỗi mụn nhỏ li ti ở những vùng da mỏng sau khi tiêm chưa hẳn là cún đã bị mang trùng trước đó. Thường chỉ là một dị ứng nhẹ với vaccine hoặc do hậu quả của sốt. Nó chỉ vô hại và thoáng qua. --> Bôi thuốc mỡ có corticoid vài hôm sẽ khỏi.

TRƯỜNG HỢP NGUY HIỂM ĐẾN TÍNH MẠNG

Là những trường hợp nặng:

- Shock vaccine: về bản chất cũng là một phản ứng dị ứng nhưng là dị ứng quá mẫn. Thường xuất hiện sau khi tiêm chủng trong thời gian ngắn. Triệu chứng thường là: tụt huyết áp nhanh (nướu-lợi nhạt màu), tim đập nhanh, loạn nhịp, sợ hãi, khó thở... Trong những trường hợp nặng có thể co giật, sụp đổ và hôn mê. ----> Nếu không cấp cứu, con vật sẽ chết.

- Chứng thần kinh sau tiêm chủng: bắt đầu từ 9-12 ngày sau khi tiêm chủng. Triệu chứng ban đầu thường là sốt nhẹ, chảy ghèn, đôi khi nôn mửa (thường chủ của chó sẽ chủ quan), khoảng 2 ngày sau đó sẽ xuất hiện triệu chứng thần kinh: rối loạn vận động, co giật, động kinh... con vật rất dễ tử vong (mỗ khám và xét nghiệm thấy viêm não tủy, tăng bạch cầu...) hoặc nếu qua khỏi thì thường dị tật về vân động. Cho đến nay chứng này chỉ được giải thích bởi một phản ứng dị ứng lạ nào đó của cơ thể đối vơi vaccine mà thôi chứ chưa được giải thích rõ ràng. Cũng không liên quan đến hiện tượng mang trùng. Tuy nhiên tỷ lệ của nó là không nhỏ. Nhất là sau khi tiêm các vaccine đặc biệt như Lepto, Carré...---> Giải pháp điều trị như điều trị chứng viêm não tủy.

Mách nhỏ:
các tai biến sau khi tiêm chủng cho chó trên thế giới hiện nay hầu hết rơi vào các trường hợp tiêm chủng cho chó bằng vaccine đa giá.

Người nuôi chó cân nhắc và lưu ý khi tiêm phòng cho cún nhé!

Trích dẫn
CHÓ CON SAU KHI CHÍCH CARE MŨI ĐẦU TIÊN CÓ BIỂU HIỆN NỔI MỤN MỦ VÀ CÁC CHẤM ĐỎ Ở VÙNG BỤNG CÓ SAO KHÔNG Ạ ?


Cún của bạn có lẽ nằm trong tường hợp nhẹ hoặc trung bình- ít có nguy cơ tử vong. (Xem chỉ dẫn ở trên)

NGUY CƠ LÂY BỆNH TRUYỀN NHIỄM CHO THÚ CƯNG TỪ ANIMAL CLINIC VÀ BSTY CHÍCH DẠO

Ở Việt Nam mình, thú cưng chết do bệnh dịch đang là một vấn đề nan giải. Sự lây lan bệnh dịch có nhiều con đường khác nhau, tuy nhiên nguyên nhân lây nhiễm bệnh dịch từ Animal clinic và Bác sỹ thú y chích dạo cũng là một nguy cơ rất lớn.

Ở Việt Nam mình.

- Đi đến bệnh viện người ít sợ bị lây bệnh truyền nhiễm vì khoa nào ra khoa đó. Khoa truyền lây thường tách rời các khoa khoác.

- Tuy nhiên bệnh viện, bệnh xá, trạm xá ,phòng mạch Thú Y thì thường khám và điều trị đa khoa. Nên nguy cơ lây nhiễm cũng đáng bàn. Tuy nhiên ở những cơ sở có tổ chức tốt thì việc khử trùng tiêu độc sẽ được làm thường xuyên nhằm giúp giảm tối đa có thể nguy cơ lây nhiễm dạng như thế.

- Các BSTY đi chích dạo cũng vậy, nếu may mắn họ đến nhà bạn làm ca đầu tiên trong ngày thì có lẽ nguy cơ thấp, nhưng nếu họ vừa mới điều trị 1 ca carré hay parvo xong rồi đến nhà bạn thì nguy cơ cũng rất cao. Mầm bệnh nếu không ở tay chân, dụng cụ thì ở áo quần, giày zép, xe cộ...Bởi lẽ điều kiện vệ sinh khử trùng của BSTY chích dạo không được đảm bảo như ở bệnh viện.

Nói thì nói vậy, nhưng chẳng lẽ nhìn đâu cũng thấy nguy cơ vậy thì các cơ sở y tế thú y không ai giám đưa động vật đến và BSTY chích dạo thì không ai zám mời sao?

Không phải! Vì đó chỉ là nguy cơ thôi. Và để lây nhiễm thì còn nhiều yếu tố khác nữa.

Nếu BSTY có ý thức trách nhiệm cao và người nuôi chó hiểu biết thì sẽ hạn chế tối đa có thể các nguy cơ đó.

Và cuối cùng, quan trọng nhất, vẫn là thực hiện tiêm chủng định kỳ và đúng quy trình cho thú yêu của mình là điều đáng quan tâm nhất.

Mong mọi người góp ý thêm.

CHỨNG BÍ TIỂU Ở CHÓ MÈO

Chứng bí tiểu nếu không chửa trị kịp thời thì nguy cơ tử vong rất cao.
Chứng bí tiểu có thể do những nguyên nhân gây giảm truơng lực cơ bàng quang và tắc nghẽn đường niệu gây ra.
Thường do những nguyên nhân sau:
- Nhiễm trùng đường tiết niệu.
- Tắc nghẽ do sỏi.
- Do tiền liệt tuyến. Tuổi già thường có hiện tượng u xơ tiền liệt tuyến, cũng sẽ dẫn đến triệu chứng bí tiểu. Hiện tượng này thường gặp ở chó đực lớn tuổi chưa được thiến.
- Hệ lụy sau phẫu thuật niệu đạo.
- Khối u.
- Tổn thương các dây thần kinh vùng chậu.
- Tổn thương tủy sống, xương cùng...
- Rối loạn điện giải: tăng giảm kali, calci...
- Tác dụng phụ của kháng Acetylcholine-thuốc giản cơ--> ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của thần kinh. Hay gặp ở chó bị phì đại tiền liệt tuyến.
...
- Ngoài ra cũng có thể nhầm với thiểu niệu.


Bạn phải khám kỷ về lâm sàng, tiền sử bệnh, cho chụp X-quang, xét nghiệm nước tiểu để xác định tình trạng rồi mới tác động bằng thuốc hoặc phẫu thuật. Không nên điều trị mập mờ. Nếu không có điều kiện thì chỉ tác động ở một mức độ nhất định, tránh làm trầm trọng thêm.

Trong trường hợp bàng quang căng quá mức, cún có thể shock và chết. Hãy lấy một cây kim dài-nhỏ, xuyên qua thành bụng vào bàng quan để rút bớt nước tiểu, để cấp cứu rồi tính sau.

Thông thường bí tiểu thường gặp ở con đực hơn là con cái.

Cố gắng tìm ra nguyên nhân chính để tác động thích hợp.

Chúc bạn thành công với sứ mệnh BSTY.

NGƯỜI NUÔI CHÓ NÊN BIẾT VỀ BỆNH GHẺ DO DEMODEX

Giới thiệu
Tên khoa học: Demodex canis(Leydig, 1859)
Ngành: Arachnida
Lớp: Acari
Bộ: Prostigmata
Họ: Demodicidae
Chi: Demodex
Loài: Mò bao lông chó

Demodex canis hay còn gọi là mò bao lông, là một loại ký sinh bình thường trên hệ thống da của chó (trong tuyến bả nhờn) khi ở một số lượng thấp. Tuy nhiên nếu số lượng của chúng vượt quá mức độ cho phép của hệ thống miễn dịch, Chúng sẽ gây ra bệnh ghẻ Demodex cho con vật với nhưng triệu chứng về da nghiêm trọng.

Lây lan và sinh bệnh
- Lây lan chủ yếu qua tiếp xúc. Có thể lây từ mẹ sang con do tiếp xúc trong vòng một đầu sau khi sinh. Đó cũng là nguyên do vì sao bệnh thường xuất hiện ở phần đầu và chân trước, sau đó mới lây lan đến những nơi khác.
- Ký sinh sâu trong nang lỗ chân lông, tuyến bả nhườn gây kích ứng viêm da.
- Demodex thường kết hợp với tụ cầu mũ da staphylococcal pyoderma. Gây viêm da hóa mũ.
- Con vật thường gầy gò, yếu đuối. Nếu để tình trạng viêm da lâu ngày, biến chứng về thận có thể xảy ra.

Triệu chứng
- Ngứa.
- Rụng lông, viêm da, mụn mủ, lở loét ... ở những vùng da như: xung quanh mắt, dưới cằm, dọc sóng mũi, chân, gốc đuôi...). Đôi khi bệnh tích chỉ xuất hiện ở cục bộ (mảng vá) hoặc có thể tiến triển toàn thân.

Chó bị ghẻ do Demodex.
Chó bị ghẻ do Demodex.
Hình ảnh Demodex trên vi trường.


Mách bảo về phòng trị
Bệnh ghẻ do Demodex muốn trị khỏi, dứt khoát phải tăng cường sức đề kháng mới có hiệu quả. Tại sao? Vì bệnh này liên quan nhiều đến sức đề kháng của chó. Vệ sinh, vân dộng, tăm nắng, ăn uống điều độ, bổ dưỡng, bổ sung Vitamine và khoáng chất (chú ý đến các vitamine và khoáng chất liên quan da, lông, móng).... se cải thiện nhiều.

Vì viêm da Demodex là một bệnh căn đặc biệt, không giống với các bệnh gây viêm da khác. Tiêm thuốc, bôi, tắm chỉ tác động một phần, còn lại một phần là sự chiến thắng bệnh tật của chó.

Nếu chỉ điều trị mà không chú ý đến việc tăng cường sức đề kháng, sẽ khó lành hoặc tái phát trong nay mai. Nếu lành hẵn thì có lẽ chưa chắc do Demodex.

Bệnh này đang là mối lo ngại của số đông người nuôi chó trên thế giới. Tại sao? Bệnh nguy hiểm như bệnh truyền nhiễm, có thể có vaccine để phòng ngừa. Nhưng bệnh này lại khác, đôi khi tẩy ký sinh trùng định kỳ từ nhỏ đến lớn cũng không thoát khỏi chúng.

Việc chăm sóc cẩn thận theo hướng gần gủi với tự nhiên sẽ giúp chó có điều kiện đề tự đẩy lùi bệnh này.

Mong người nuôi chó cân nhắc vấn đề này.


Trước và trong khi điều trị:
còn nữa

VITAMINE VÀ KHOÁNG CHẤT CÓ LỢI CHO DA, LÔNG, MÓNG CỦA CHÓ MÈO

Một số vitamine và khoáng chất coa lơi cho da, lông móng: Biotin (vitamine H hay còn gọi là B8), Kẽm và một số vitamine A, B khác...
Chúng ta nên lưu ý là việc cân đối dinh dưỡng cho chó thông qua thức ăn mới là điều tốt nhất. Vì chất dinh dưỡng, vitamine và khoáng chất từ tự nhiên sẽ rất dễ hấp thu và chuyển hóa. Măt khác, nếu ăn một loại thức ăn này để bổ sung một loại chất này nhưng nó cũng đã bao hàm một số các loại chất khác cho cún của mình luôn. Cân đối rất rất tự nhiên.

Một số thực phẩm chứa Biotin và Kẽm:


Ngoài ra bạn có thể cải thiện sức đề kháng của cún bằng cách bổ sung rượu dấm táo, 1-2 thìa canh/ngày trộn vào thức ăn cũng sẽ rất tốt cho sức đề kháng và lông da. Cái này người nuôi chó ở các nước phương Tây đã áp dụng nhiều.
Trên thị trường hiện nay có nhiều sản phẩm bổ sung dinh dưỡng cho da và lông, bạn có thể có được nhiều sự lựa chọn.
Ví dụ: VITA-FUR VIÊN DẠNG NHAI
Lợi ích:
- Biotin là một vitamin thiết yếu rất hữu ích trong việc đẩy mạnh quá trình biến dưỡng cho sự phát triển của tế bào trong điều kiện tốt nhất, đặc biệt cho da, lông và móng.
- Biotin đồng thời là một đồng enzyme trong quá trình sinh tổng hợp acid béo giúp duy trì các điều kiện cơ bản cho da và chống rụng lông
- Phức hợp vitamin B là thành phần của một số enzyme tham gia biến dưỡng sinh học.
- Kẽm là thành phần một loại enzyme biến dưỡng nhằm cải thiện tính nguyên vẹn của da.
Chỉ định:
- Dùng cung cấp trực tiếp các chất dinh dưỡng đặc biệt để duy trì sức khỏe cho da và lông, đồng thời cũng là chất bổ sung dinh dưỡng vào chế độ ăn cho chó.
- Hỗ trợ đảo ngược tình trạng da cơ bản và rụng lông trên chó
Cách dùng:
Cho ăn trực tiếp hoặc bẻ nhỏ trộn vào thức ăn
Để thêm mùi vị hấp dẫn, nên làm ẩm viên thuốc trước khi cho ăn
Liều lượng:
Chó dưới 10 kg: 1 viên / ngày
Chó trên 10 kg: 1 - 2 viên / ngày.
Mỗi viên nhai có chứa:
Biotin 300mcg
Vitamin B1 2.2 mg
Vitamin B2 1.0 mg
Vitamin B6 1.0 mg
Phức hợp methionine – Kẽm 2.0 mg
Brewer’s yeast 160mg
Nguồn gốc: Thái lan
Nhà phân phối tại Viêt Nam:
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI THÚ Y THIÊN ÂN
Trụ sở chính: 108/22/4 Cộng Hoà, phường 4, quận Tân Bình, Tp. HCM
Tel: 08. 2736470 Fax: 08. 8116476
Chúc cún của bạn chóng trở lại bình thường.

MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN GÂY ĐẺ SỚM VÀ CÁH PHÒNG NGỪA VÀ HỘ LÝ

Một số nguyên nhân dưới đây có thể gây đẻ sớm:
- Hệ luỵ từ lần sãy thai trước đó.
- Tử cung bị dị tật hoặc u xơ.
- Nhiễm trùng sinh dục tiết niệu.
- Cho chó vận động quá nhiều trong khi mang thai.
- Nhau bị nhiễm khuẩn hoặc bị dị dạng bất thường.
- Và một số bệnh truyền nhiễm khác…
- …
Đôi khi chó đang mang thai mà cho ở gần con đực quá cũng dễ bị trục trặc cái này cái kia. Có lẽ do   hormone và feromne.

Để xác định đựoc nguyên nhân chính thì thật là khó. Tuy nhiên bạn có thể lưư ý một số điều sau:

* Đề phòng:

- Chế độ dinh dưỡng hợp lý.
- Đừng cho chó vận động quá nhiều khi mang thai.
- Không đánh đập, rượt đuổi làm chó hoảng sợ hoặc cho chó tránh xa những con chó dữ.
- Đực phối giống phải có nguồn gốc rõ ràng (nếu có điều kiện bạn cũng nên tìm hiểu them là con đực đó nó đã phối với con cái nào rồi và con cái đó đã sinh sản ra sao?...).
- Chó mang thai nên có chỗ ở hợp lý, nền chuòng tránh đuôi thấp hơn đầu.
- Thời kỳ sau của mang thai không nên vuốt ve nhiều (lưu ý khi tắm cho chó).
...

* Xử trí khi chó đẻ non:
- Con nào còn sống thì lau sạch, hút dịch trong miệng và mũi thật nhanh và nhẹ nhàng.
- Chú ý cắt rốn không được làm chảy máu. Nên đợi khi thấy máu trong rốn không đập nữa thì mới cắt rốn. Có một sai lầm lâu nay là vuốt ngược máu vào người chó con rồi mới cắt rốn. Cái này sai là lầm. Tại sao? Vì khi cắt rốn, cún sẽ không nhận máu từ mẹ nữa mà tự lưu thông và sẽ có một sự đảo ngược tuần hoàn. Nếu vuốt vào thì bên trong cơ thể, ở điểm cuối rốn có một cái VAN và nó sẽ không đóng lại được, máu sẽ rỉ ra. Còn nếu ta vuốt ra, cái VAN đó sẽ nậy lập tức đóng lại. Cái này người nuôi chó nên lưư ý.
- Dốc ngược chó con, cho nó chúi đầu xuống đất một lúc. Vì có thể nó yếu, hô hấp chưa đảm bảo, não dễ thiếu Oxy trong thời gian đầu nhiều stress, não dễ bị tổn thương và một khi tế bào não đã thiếu oxy, tổn thương thì thật...
- Đồng thời với dốc ngược là dùng tay vuốt nhẹ hai bên mạn sườn của chó con để kích thích hô hấp.
- Cho chó con bú ngay là tốt nhất.
...
Và dĩ nhiên cũng phải chăm sóc kỷ cho chó mẹ nữa.

Chúc mọi sự tốt lành.

CHỨNG CHẢY MỦ XANH VÀNG Ở ĐẦU DƯƠNG VẬT CHÓ

Chứng chảy mủ xanh-vàng-đục ở đầu dương vật đôi khi chỉ có thể là bình thường hoặc có thể là nghiêm trọng



Bình thường: lắng đọng tinh dịch, nước tiểu...(khi ngửi thấy mùi chó cái, một số con đực thường rỉ tinh dịch ra bao dương vật.). Trường hợp này vệ sinh thường xuyên sẽ cải thiện (có thể sử dụng dung dịch vệ sinh cơ quan sinh dục).

Đáng lo ngại:
Đó là chứng viêm quy đầu và bao quy đầu. Có thể xảy ra với chó mọi lứa tuổi chứ không riêng gì chó trưởng thành.
Có thể do nhiều nguyên nhân, tuy nhiên bạn cần chú ý các nguyên nhân sau:

- Nhiễm trùng có thể dẫn đến nghiêm trọng: nếu chỉ nhiễm khuẩn nhẹ thì việc điều trị rất dễ dàng (có thể rửa oxy già 1 tuần, bôi kháng sinh mỡ và vệ sinh thường xuyên). Tuy nhiên nếu nặng thì con vật sẽ tỏ ra khó chịu và mệt và đau buốt khi đi tiểu. Trong moi trường hợp nghi nhiễm trùng, bạn nên cần BSTY khám và cho phác đồ để điều trị.

- Một nhân tố bên ngoài nào đó bị kẹt trong bao quy đầu tạo nên một hay nhiều vết rách. hoặc có thể là hậu quả của một khối u tiềm ẩn xung quanh khu vực đó.

- Hẹp bao quy đầu: đối với con vật còn non thì chưa thất sự nghiêm trọng, tuy nhiên nếu cơ thể cún đã đủ lớn thì hẹp bao quy đầu là một tai hại, sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy sau đó. Kiểm tra, chú ý khả năng "thò" ra của dương vật khi cương cứng.

Nói chung trong tất cả các trường hợp, chúng ta nên cắt sạch lông đầu bao dương vật. Việc theo dõi thời gian sự xuất hiện trở lại của mủ xanh vàng đục sẽ giúp nhiều cho việc chẩn đoán và điều trị

CHÓ ĂN PHỔI CÓ TỐT KHÔNG?

Bản chất của chó là động vật ăn thịt nên cái gì liên quan đến thịt, xương, nội tạng... là chúng ăn được cả.
Phổi cũng không ngoại lệ.
Mình hay trao đổi với những người bạn nuôi chó của mình thế này:

Chó ăn phổi là tốt nhưng lưu ý:

* Không nên cho ăn phổi trâu, bò. Vì trâu, bò là loài sống lâu năm, phổi của chúng sẽ chứa nhiều mầm bệnh (đặc biệt Lao-bệnh lây chung giữa người và gia súc), nếu xào không kỹ sẽ nguy hiểm cho cún. Mặt khác trong phổi của trâu bò sống lâu năm thường tồn tại nhiều thành phần "VI BỤI" khác nhau, bạn không thể rửa sạch chúng được vì chúng bám chặt trong lòng phế nang, chúng cũng gây nguy hại cho cún..

* Một ý nữa là không nên bỏ thêm nhiều muối, chó rất dễ bị ngộ độc muối nếu bạn thương và cho ăn nhiều trong một thời gian ngắn.

* Việc chỉ ăn một mình phổi vẫn không đủ mà phải bổ sung thêm xương: chó là động vật ăn thịt và có nhiều học giả cho rằng chó chỉ cần ăn thịt là đã tương đối đầy đủ chất. Dic nhiên câu nói này bao hàm cả: xương, thịt... Chó có một hệ thống tiêu hóa xương tuyệt vời. Điều đó giải thích tại sao chó thích ăn xương. Tại vì chúng cần ăn xương trong cả cuộc đời.

TIÊM PHÒNG VACCINE CHO CHIHUAHUA

Như chúng ta đã biết, Chihuahua là một giống chó có vóc dáng bé nhỏ và thường không được thả rông nên việc sử dụng vaccine cho chúng cũng có sự khác biệt đôi chút.



Ngoài việc tiêm theo khuyến cáo của nhà sản xuất và BSTY, bạn nên cân nhắc một số điểm sau:

Thứ nhất:

Do chihuahua là giống chó ít khi thả rông nên nhiều nơi trên thế giới người ta khuyến cáo đôi lúc- đôi nơi không nên tiêm phòng Lepto cho chúng. Tại sao? Vì:

*Do ít được thả rông nên việc tiếp xúc với mầm bẹnh lepto (từ chuột là chủ yếu, các vũng nước đọng, bẩn...) là hầu như không.

* Vaccine phong Lepto thường gây phản ứng phụ và có thể tử vong cho nhiều trường hợp tiêm phòng cho chihuahua trên thế giới.

Thứ hai:

Việc tiêm phòng vaccine cho chihuahua, nếu nói đúng ra là phải tiêm đủ liều. Tuy nhiên vì cơ thể chihuahua quá nhỏ bé và hậu quả sau tiêm phòng của chihuahua quá nhiều nên ở một số nơi trên thế giới người ta khuyến cáo như sau:

*Tiêm 1/2 liều ngày đầu và 1/2 dành cho ngày sau đó. Một số người nuôi chó ở cũng đã quan ngại như bạn và họ đã áp dụng như thế, kết hợp với kiểm tra tình trạng đáp ứng miễn dịch (hiệu giá kháng thể) sau đó và vẫn thấy con vât đap ứng miễn dịch rất tốt. Có người còn cho ằng: "đối với chihuahua thì một giọt vaccine cũng đã làm cho nó đáp ứng miễn dịch tốt"

*Việc tiêm phòng cho chihuahua phải do BSTY đảm nhiệm vì chỉ có họ mới chỉ định tiêm chủng tốt cho chihuahua và đủ khả năng để giải quyết tốt những rắc rối sau tiêm chủng cho chihuahua.

Bên---------------------------lề trao đổi:

Dĩ nhiên người nuôi chó ở Việt Nam cũng có thể mua vaccine về để tiêm cho chó của mình. Tuy nhiên nếu cún bị phản ứng (co giật, sùi bọt mép, sưng phù, ngứa, khó thở...) thì người nuối chó khó có đủ chuyên môn để xử trí. ở đây chưa nói đến việc chẩn đoán lâm sàng để biết tình trạng con vật như thế nào cho chỉ định tiêm. Đây cũng là cả một vấn đề nữa.

Việc sử dụng thuốc và vaccine cho chó của mình, bạn nên nhờ BSTY nếu bạn thật sự có trách nhiệm với chúng.

Tôi đã hỏi thật nhiều người những câu hỏi đại loại thế này:

Nếu bạn thương yêu cún của bạn như một đứa bé (tức là con người), bạn có giám mua vaccine về tiêm cho nó hoặc nếu nó bị bệnh hiểm nghèo bạn lại mua thuốc về để tiêm và cho nó uống để chửa bệnh cho nó không?

Hoặc bạn không có chuyên môn nhưng bạn có giám làm vậy với đứa trẻ nhà người khác không?

Chắc chắn là không? Vì điều đó có thể đồng hành cùng tội ác.

Một câu hỏi đơn giản như vậy mà rất nhiều người ngập ngừng và không trả lời được.

Tại sao? Vì họ bảo họ rất thương yêu chó nhưng thật ra họ đang coi thường mạng sống và cơ thể của chúng.

Trò chuyện bên lề hơi dài. hihi.

MÁCH BẢO VỀ CHỨNG YẾU HAI CHÂN SAU CỦA CHÓ

Nguyên nhân
- Lão hóa.
- Viêm khớp.
- Rối loạn tự miễn dịch dẫn đến viêm đa khớp.
- Vân đề về cơ, sụn, xương (dị tật bẩm sinh, thiếu chất, chấn thương...)
- Thoái hóa, tổn thương, thoát vị đĩa đệm.
- Viêm tủy xương.
- Loạn sản xương hông.
- Thần kinh bị trở ngại sau khi mắc các bệnh về virus.
Mách bảo về phòng trị
- Việc điều trị các bệnh liên qua đến vận động của chân (bao gồm cả cơ, xương khớp, gân...) thì trước tiên nên nghĩ đến việc giảm cân. Có nhiều trường hợp chỉ giảm cân thôi cũng đã khỏi bệnh. Bạn nên chú ý điều này. Bạn hãy lập một khẩu phần và định mức sao cho vừa đủ (vì chỉ có bạn mới hiểu rõ cún của bạn).
- Cho cún vận động vừa phải, không nên quá sức.
- Thường xuyên xoa bóp cho cún để kích thích lưu thông và hoạt động thần kinh.
- Cho cún tắm nắng. Chún ta nên biết, những điều chó thích làm mà gần gủi với môi trường đều là tốt. Tắm nắng sẽ giúp cún cải thiện được nhiều thứ.
- Chú ý đến việc tẩy ký sinh trùng cho cún. Vì giun sán ngoài cướp dưỡng chất, gay tổn thương cơ giới còn tiết độc tố gây rối loạn thần kinh cho chó nữa.
- Chú ý các chất sau trong điều trị bệnh vận dộng: Calci, Mg, B̉̉̉̉6, Corticoid. Vì Mg là người điều hòa tỷ lệ P và Ca, nếu tỷ lệ không đạt thì bạn có cho cún uống bao nhiêu Calci cúng không hấp thu được. B̉6 là một vitamine B liên quan nhiều đến các tế bào thần kinh. Corticoid với những tính năng đặc biệt cũng sẽ góp phần chửa bệnh cho cún.

Tuy nhiên bạn nên tham khảo BSTY của cún bạn về liều lượng và những khuyến cáo khi dùng thuốc.

Mong cún của bạn chóng trở lại bình thường.

KHẮC PHỤC CHỨNG BIẾNG ĂN Ở CHÓ

Chó biếng ăn thì theo tôi nên chú ý một số ý sau:

- Tắm chải và ép chúng vận động đi lại để cơ thể lưu thông, hấp thu và chuyển hóa tốt. Chúng ta có thể dắt chúng đi dạo vào mỗi buổi sáng. Nên cho tắm nắng vào buổi sáng khi nắng mới lên.

- Bổ sung nutroplex nữa chẳn hạn để bổ sung vitamine, khoáng... và kích thích thèm ăn.

- Đã là chó thì thích nhất là xương và tiếp đó là thịt. Vì chúng là loài ăn thịt mà. Càng ít chế biến phức tạp chúng càng thích ăn. Hạn chế cho ăn các thức ăn đã chế biến sẵn. Tại sao? Tại vì bạn có ăn các loại thức ăn đó liên tục mãi được không. Cái gì càng xa rời tự nhiên thì càng không bền vững. Nhưng xương và thịt thì chó ăn cả đời không chán. Xin nhắc lại: chúng là loài ăn thịt. Động vật ăn thịt chỉ ăn thịt mà vẫn sống khỏe đấy thôi.

- Khám sức khỏe, tiêm phòng và tẩy ký sinh trùng định kỳ. Vì có thể cún của bạn biếng ăn là do ký sinh trùng hoặc đang mắc một bệnh mãn tính nào đó.

- Đôi khi nuôi một con thì nó nhác ăn, nhưng hai con hoặc hơn thì chúng dành nhau ăn như quỷ.

-........

à quên. Một cái nữa là nếu ta sử dụng thuốc bừa bãi cho cún của mình thì cũng sẽ làm giảm sự ngon miệng của nó, đặc biệt là thuốc kháng sinh. Và Dần dần nó quên đi cái tính láu ăn của nó luôn thì tại hại lắm.

CHỨNG ĐỤC MẮT Ở CHÓ CON

Có rất nhiều nguyên nhân làm nên chứng đục mắt. Tuy nhiên ở chó tuổi còn nhỏ thì có 2 khả năng sau là dễ mắc nhất:

- Đục mắt do hậu quả của viêm gan do Adenovirus. Không biết cún của bạn có bị hệ lụy từ tiêm Vaccine không nữa. Nhưng bạn có thể tác động như sau: nhỏ nước muối sinh lý ngày 2 lần, nghỉ ngơi, cho ăn nhẹ, bổ sung Vitamine một thời gian, nhất là vitamine A (dùng dầu gan cá cho tiện)

- Do các bệnh của giác mạc. Cái này dễ làm cún bị giảm thị lực. Nếu chưa trầm trọng, bạn có thể mua thuốc nhỏ mắt chứa kháng sinh và corticoid đề nhỏ cho nó một thời gian sẽ khỏi. Đông thời không quên bổ sungvi ta mine A.

 
 
Chúc cún của bạn chóng trở lại bình thường.

TRAO ĐỔI VỀ CHÓ FOX GÃY CHÂN

Tôi thường bó bột cho chó mà đâu có gây mê. Hãy nói với BSTY của bạn chịu khó hơn một chút nữa.

Tuy nhiên việc bó bột, thường phải bó ngay sau khi gãy dưới 1 tuần thì hiệu quả mới cao.

Việc bạn tháo băng ra cho cún vì sợ nó khó chịu là một tai hại. Khi hai đầu xương gãy đã tạo được với nhau một sự gắn liền yếu đuối, bạn làm cho cái đó gãy ra lại thì việc gắn liền lại tỷ lệ rất thấp. Đôi khi phải can thiệp bằng phẫu thuật.

Nếu ép nó băng nẹp khoảng 12 ngày trở đi và bổ sung calci (cún đang mang thai cần calci nhiều hơn) thì hiệu quả cũng không thua gì băng bột cả.

BSTY của bạn nói với bạn là hãy để cún đẻ xong rồi mới bó bột? Bạn hãy tìm một BSTY khác tốt hơn.

Trước kia mình đã điều tị một số ca gãy xương, do không dặn kĩ và những lý do nào đó mà mới cố định được vài ba ngày thì bị tháo ra. Sau đó hiện tượng "tạo khớp giả" đã hình thành, con vật không đau nữa nhưng nếu nắn vào xương thì vẫn thấy 2 đầu xương gãy rời nhau.

Một trường hợp nữa là hai đầu xương đã dính nhau với một tư thế rất xấu. Sau đó con vật cũng không đi bình thường được, dị tật.

Mình đã gặp phải những trường hợp đó nên rất lo lắng cho trường hợp của fox hươu này.

Chó Fox hươu thường hay bị đẻ mổ. Muốn đẻ thường, bạn nên mời một chuyên gia về Fox hươu hoặc một BSTY giúp đỡ.


Chúc cún của bạn mọi sự tốt lành nhé!

BỆNH TIÊU CHẢY CẤP Ở CHÓ

Bạn thân mến!
Chó con bị tiêu chảy và chết sau vài ngày, có thể nó bị bệnh tiêu chảy cấp.

Giới thiệu
Bệnh tiêu chảy cấp ở chó là một bệnh cấp tính gây nên bởi một hay nhiều nguyên nhân khác nhau và đều có chung một hậu quả là triệu chứng tiêu chảy phân lỏng ở chó, làm gia tăng số lần đi tiêu và trọng lượng phân trong một ngày so với mức bình thường.

Đặc điểm
Bệnh có thể do một hoặc một nhóm nguyên nhân gây nên.
Mức độ nguy hiểm có thể khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, cá thể...
Bệnh có thể lây hoặc không lây tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.
Nguyên nhân do ký sinh trùng và virus thường gây hại nghiêm trọng cho chó con dưới 6 tháng tuổi.

Nguyên nhân
- Do virus: carré virus, parvovirus,coronavirrus, adenovirus,...
- Vi khuẩn E. coli, salmonella,...
- Giun-sán: giun đãu, giun móc,... sán dây, sán hạt dưa,... Ấu trùng giun có thể truyền qua nhau thai.
- Nấm, thức ăn, thời tiết...
Nếu có sự tham gia của virus thì vấn đề đã trở nên phức tạp. Hiện nay chưa có thuốc nào chữa được bệnh do virus gây ra, hơn nữa việc sử dụng kháng huyết thanh tỏ ra không hiệu quả đối với điều kiện nước ta. Chính vì vậy việc phòng bệnh là rất quan trọng.

Triệu chứng
Tiêu chảy phân loãng kèm theo các triệu chứng nôn mửa, mất nước, điện giải, có thể xuất huyết, viêm dạ dày-ruột...dẫn đến suy nhược cơ thể và có thể gây tử vong.

Phòng bệnh
- Vệ sinh, chăm sóc tốt về inh dưỡng và vận động.
- Chú ý nguồn gốc của cún khi nhập về.
- Bệnh giun sán: chó con 20 ngày tuổi trở lên khi xét nghiệm phân đã có thể có trứng giun sán. Do đó ở độ tuổi này có thể tẩy giun sán cho nó. Vimectin (của hãng vimecdim): 0,1ml/1kgP. Liệu trình 3 ngày (bạn nên dùng ống tiêm nhựa 1ml, loại sử dụng 1 lần). Còn các loại sán, để nó lớn lên rồi tính tiếp. Thức ăn và nước uống cho chó phải đảm bảo vệ sinh, không cho chó liếm láp lung tung.
- Bệnh truyêng nhiễm:
+ Vaccine đa giá (caré, parvo, ho cũi, phó cúm, viêm gan, lepto...) sẽ tỏ ra có hiệu quả nếu các bạn tiêm đúng quy trình. Lần tiêm thứ nhất lúc chó đạt 8 tuần tuổi, lần tiêm thứ hai lúc chó 12 tuần tuổi và cứ cách lần tiêm thứ 2, mỗi năm tiêm một lần cho đến năm thứ 4 thì chó của bạn đã an toàn.
+ Vaccine đã tiêm nhưng không phải vì thế mà bạn được chủ quan. Chó của bạn có thể không đáp ứng miễn dịch với một lý do nào đó (vaccine hỏng, tiêm sai quy trình...). Do đó việc chăm sóc nuôi dưỡng tốt, vệ sinh, vận động, tắm chải thường xuyên sẽ cải thiện sức đề kháng của con vật.

Điều trị
*Tiêu chảy do thức ăn, nấm mốc, thời tiết... thường không nghiêm trọng đến tính mạng.
*Tiêu chảy do ký sinh trùng, tùy vào tình trạng sức khỏe của chún mà điều trị triệu chứng, kết hợp tẩy ký sinh trùng.
*Tiêu chảy do vi khuẩn và virus thường rất nghiêm trọng. Cần chú ý:
- Nên ngừng cho ăn và ống trong thời gian con vật chưa có dấu hiệu hồi phục. Sau đó cho ăn nhẹ (nếu con vật có thể ăn được), nên cho ăn nhữn thức ăn dễ tiêu như tinh bột, thịt gà... liên tục đến 7-14 ngày sau đó là tốt nhất để giảm bớt tối đa có thể những rủi ro.
- Điều trị ban đầu thông thường là truyền dịch, giúp bù đắp, cân bằng lại nước và chất điện gải, đồng thời bổ sung năng lượng.
- Ngoài việc truyền dịch, việc chống buồn nôn, chống tiêu chảy, cầm máu và chích thuốc kháng sinh là điều cấp thiết.
- Việc tiêm kháng huyết thanh chỉ có ý nghĩa khi bệnh đang khởi phát.- Chống shock do mất máu cũng là điều rất đáng quan tâm.
- Sự chăm sóc đúng cách sẽ đưa lại tiên lượng tốt hơn, nhưng nếu chăm sóc không hợp lý, chó sẽ chết rất nhanh (môi trường dưỡng bệnh không tốt, tắm khi con vật đang ốm, cho ăn uống không theo chỉ định,... ).
Mách bảo:
Sự thành công trong điều trị bệnh này phần lớn là do sức sống-sức chống chọi với bệnh tật của con vật. Tuy nhiên phần còn lại là do Bác sỹ thú y.
Bác sỹ thú y sẽ đưa ra một phác đồ điều trị phù hợp với từng trường hợp con vật bệnh. Nếu không làm đúng một số nguyên tắc thì đôi khi sẽ làm cho con vật chết nhanh hơn.
Ví dụ:
- Tiêm các loại kháng sinh dễ gây độc cho con vật trong khi tình trạng mất nước của chúng đang rất trầm trọng. (Nhóm sulfamid, nhóm kháng sinh aminozid (Streptomycin, Gentamycin, Neomycin, Kanamycin..), nhóm cephalosporin: thế hệ 1 (cephalexin, cefalothin, cephazolin, cephadroxil), nhóm polimycin: Colimicin (colistin)...)
- Sử dụng thuốc trợ tim không đúng chỉ định sẽ làm con vật nhanh chết hơn.
- Truyền dịch không đủ sẽ không đem lại hiệu quả, truyền không đúng cách sẽ khiến con vật nhanh kiệt sức...-
Lạm dụng các loại thuốc cầm máu và thuốc giảm co thắt tiết dịch.

DÙNG THUỐC NAM CHỬA VIÊM DA, GHẺ LỞ CHO CHÓ MÈO

Cây cỏ lào:
Cây Cỏ lào.
Tôi cũng hay gặp những trường hợp kiểu này (sau khi đã được người ta diệt ghẻ, điều trị viêm da mà không khỏi và đã chuyển sang viêm da mạn tính). Lúc này những chú cún đã không đáp ứng với thuốc Tây nữa. Nên tôi thường dùng cỏ lào để điều trị.

Cây cỏ lào (cây cộng sản, bớp bớp, cây phân xanh...) có tác dụng giảm tiết dịch, giảm mùi hôi, thúc đẩy nhanh quá trình loại bỏ hoại tử, tân tạo mô hạt và liền sẹo, ức chế sự sinh trưởng của in vitro và in vivo nhiều chủng vi khuẩn gây nhiễm trùng vết thương. Nói chung cỏ lào có tác dụng kháng sinh, kháng viêm và kháng histamine rất mạnh.
Tôi và các sinh viên của tôi đã thử nghiệm để điều trị nhiều cho các bệnh ngoài da của chó và tác dụng rất tốt, lại không tốn kém.
Chỉ cần hái lá, băm nhỏ, nấu nước tắm (tắm lâu lâu một tí cho nó ngấm ngấm) cho cún 5 ngày trở đi bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt. Hoặc rửa sạch lá tươi, đâm nát, trộn ít muối sống bôi-đắp cho cún cũng được.
Các bạn thử làm như vậy nhé.
Tôi bảo đảm đấy. (nếu không phải do bệnh tự miễn bệnh sẽ không bị tái phát).
Nếu có ai làm thành công thì báo lại cho tôi với nhé.

Lá  bàng non:

(Còn nữa)

XỬ LÝ VẾT THƯƠNG DO CHÓ LỚN CẮN

Nếu con vật có biểu hiện của shock. Hãy đưa nhanh đến BSTY. Bởi trong một vài giờ đầu trông có vẽ không sao nhưng thật sự con vật sẽ đi đến một tình trạng shock ngay sau đó.

Nếu vết thương hẹp, không sâu lắm:
- Xịt Oxy già 3% vào những vết cắn đó và lấy cai tăm bồn (để váy tai) ngoáy thật sạch. Xịt và lau đến khi vết thương không làm õy già sủi bọt nữa thì thôi.
- Tiếp đó bôi một loại kháng sinh mỡ nào đó vào vết thương . Ngày làm 2 lần sáng tối, qua ngày thư 3 thì chỉ rửa bằng nước muối sinh lý và bôi thuốc. Vài ngay nhau sẽ khỏi.

Nếu vết thương hẹp nhưng sâu:
- Kiểm tra xem có bị thủng thành ngực, bụng,.. Nếu có, đưa đi BSTY. Nếu không thì xử trí như sau:
- Mở rộng vết thương.
- Làm như phần I.

Nếu vết thương rộng:
Xử trí như phần I và đưa đi BSTY để khâu vết thương lại, giúp nhanh lành và ít để lại sẹo.

Một trường hợp cần được BSTY khâu vết thương.

 
 Nếu con vật bỏ ăn, cặp nhiệt (ở trực tràng) thấy >=40 độ C , vết thương sưng đỏ hoặc chảy dịch. Con vật cần được tiêm kháng sinh. Kháng sinh có thể là Metronidazol hoặc Ampicilin,...

TÌM HIỂU VỀ SHOCK Ở CHÓ

Trong trường hợp chó của bạn tiêu chảy xuất huyết mạnh, nguy cơ sốc sẽ rất cao. Để các bạn thuận lợi hơn trong quá trình điều trị. Các bạn nên hiểu rõ hơn về sốc.

Sốc là gì? Sốc là phản ứng của cơ thể đối với những thay đổi về lưu lượng máu trong cơ thể như:
- Xuất huyết ngoại hoặc nội.
- Chấn thương nghiêm trọng.
- Phản vệ (dị ứng nghiêm trọng).
- Tình trạng suy nhược một cơ quan nào đó.
- Nhiễm trùng máu.
Sốc xãy ra khi các tế bào của cơ thể không nhận đủ oxy vì oxy là nguồn sống của chúng.
Sốc thường biểu hiện không rõ ràng, tuy nhiên nguy cơ tử vong bởi sốc rất cao.
Một số dạng sốc
- Sốc do mất máu.
- Sốc do suy tim, máu không đủ cung cấp cho các tế bào.
- Sốc do nhiễm trùng huyết, các sản phẩm phụ của vi trùng tạo ra ngăn cản các tế bào sử dụng oxy.
Phát hiện cún của bạn bị sốc
Sốc có hai giai đoạn
- Giai đoạn đầu: là giai đoạn cơ thể con vật còn có khả năng bù đắp cho việc giảm lưu lượng máu. Biểu hiện như sau:
+ Chó của bạn thở gấp hơn bình thường.
+ Mạch đập thình thịch và tim đập nhanh hơn bình thường.
+ Lấy nhiệt kế đo thân nhiệt, thấy thân nhiệt giảm.
+ Tinh thần ức chế, uể oải, bồn chồn.
+ Lấy tay banh lợi xem, thấy lợi tái màu. Ấn mạnh vào lợi, thấy khoảng sau 2 giây máu mới trở lại vết ấn.
- Giai đoạn sau: đây là giai đoạn khá nguy hiểm, cơ thể không còn khả năng bù đắp về lưu lượng máu. Các hệ thống của cơ thể nhược năng, rất đễ tử vong. Biểu hiện của con vật như sau:
+ Hơi thở chậm và ngắn, tứ chi lạnh.
+ Nhịp tim chậm và không đều. Mạch rất yếu hoặc không bắt được mạch.
+ Lợi tái hoặc xanh.
+ Tinh thần suy nhược mạnh, có thể bất tỉnh.
+ Khi ấn vào lợi, phải mất 4 giây máu mới trở lại.
Bạn biết sao không? Cái chết sắp đến với cún của bạn!

XỬ LÝ NÔN CHO CHÓ TẠI NHÀ

Chó bị bệnh tiêu chảy thường đi kèm với triệu chứng nôn mửa. Nếu các bạn chưa có thuốc chống nôn để tiêm thì các bạn có thể xử lý nôn tại nhà.

- Không cho dùng thức ăn và nước uống.

- Cho ăn đá cục hoặc 1-3 thìa nước soda.

- Sau 8-12h cho ăn 1-3 thìa thức ăn nhạt (cơm).

- Sau 8-12h cho uống rất ít.

- Nếu hết nôn, cho ăn thêm rất ít mỗi giờ một lần và hôm sau ăn bình thường.

- Nếu chó của bạn bị sốc, hãy chửa sốc cho nó. Nếu mất nước nặng hoặc có bệnh khác hãy đến Bác sỹ thú y.

SỬ DỤNG PARACETAMOL CHO CHÓ MÈO


Paracetamol có thể sử dụng cho chó nếu biết tính toán liều lượng

Liều dùng khuyến cáo của paracetamol ở chó là: 10-15mg/kg (cho uống). Đối với chó con hoặc chó loài nhỏ rất dễ gây độc. Không dùng Paracetamol trong nhưng trường hợp sau: - Mang thai hoặc cho con bú. - Bị bệnh tim, gan. - Trường hợp có chảy máu đường ruột, hoặc loét. - Trường hợp có bằng chứng bất thường về tế bào máu. - Không dùng chung trong 24h với corticosteroid. - Con vật dưới 6 tuần tuổi.

Paracetamol không thể sử dụng cho mèo

Chỉ đơn giản vì mèo không thể loại bỏ thuốc từ cơ thể đủ nhanh để ngăn ngừa độc tính đang phát triển. Mèo có thể chết sau khi dùng thuốc đến 6 ngày nên người cho uống thường nghĩ mèo không phải chết do thuốc mà do bệnh. Rất nguy hiểm.

Parcetamol, một loại thuốc nguy hiểm đối với chó mèo.

THỨC ĂN GÂY HẠI CHO CHÓ MÈO


  • Đồ uống có cồn: có thể gây ngộ độc, hôn mê và tử vong.
  • Lê: lá, hạt, trái và vỏ cây chứa persin, có thể gây nôn mửa và tiêu chảy.
  • Xương: có thể gây ra tắc nghẽn hay rách hệ thống tiêu hóa.
  • Sô cô la, cà phê, chè: thành phần caffeine, theobromine, theophylline có thể gây nôn mửa, tiêu chảy, gây độc cho tim và hệ thần kinh.
  • Tinh dầu chanh, cam, quýt... có thể gây nôn mửa.
  • Cá (nguyên liệu, đóng hộp hoặc nấu chín): nếu cho ăn chỉ mình loại này hoặc với số lượng cao có thể dẫn đến thiếu hụt B1 dẫn đến chán ăn, động kinh, trường hợp nặng có thể tử vong.
  • Nho và nho khô: thành phần một độc tố không rõ, có thể tổn thương thận.
  • Bổ sung vitamin có chứa sắt: có thể làm hỏng lớp lót của hệ tiêu hóa và có thể gây độc đối với gan, thận và các cơ quan khác.
  • Sữa và các sản phẩm từ sữa: một số chó và mèo trưởng thành có thể tiêu chảy nếu dùng nhiều.
  • Thực phẩm bị mốc, hư hỏng: có thể chứa nhiều chất độc gây nôn mửa và tiêu chảy và cũng có thể ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác.
  • Nấm: có thể chứa các độc tố, có thể ảnh hưởng đến nhiều hệ thống trong cơ thể, gây sốc và dẫn đến tử vong.
  • Hành, tỏi (nguyên liệu, nấu chín, hoặc bột): thành phần thành các sulfoxides và disulfides, có thể tổn hại tế bào hồng cầu và gây ra thiếu máu. Mèo nhạy cảm hơn so với chó. Tỏi ít hại hơn so với hành tây.
  • Trứng sống: trong thành phần có enzyme avidin làm giảm hấp thu biotin (một loại vitamin B ) . Có thể dẫn đến các vấn đề về da, lông, tóc. Trứng sống cũng có thể chứa Salmonella gây hại.
  • Thịt sống: có thể chứa các vi khuẩn như Salmonella và E. coli, có thể gây nôn mửa và tiêu chảy.
  • Muối: nếu ăn với số lượng lớn nó có thể dẫn đến rối loạn cân bằng điện giải, ngộ độc muối.
  • Các loại thực phẩm có đường: có thể dẫn đến béo phì, các vấn đề về răng, bệnh tiểu đường.

CẨN THẬN KHI CHO CHÓ MÈO UỐNG ORESOL

Việc cún mất nước và điện giải thì cho uống oresol càng nhiều càng tốt. Tuy nhiên phải pha đúng tỷ lệ. Nếu không sẽ gây nên hiện tượng ngộ độc muối do lượng Na+ tăng nhanh và cao trong máu.

Pha trộn với một lượng đường lớn cho cún uống có thể gây nên một sự xáo trộn trong đường tiêu hóa nhất định, có thể gây tiêu chảy nhẹ hoặc sẽ tiêu chảy nặng hơn trước. Mặc dù nó không gây ngộ độc.

Lượng đường lớn trong một thể tích nước nhỏ sẽ tạo nên một hợp chất đặc quánh, sẽ dễ làm cún "sặc" vào phổi khi ta cho uống.--> nguy hiểm.

Oral Rehydration Solution (Oresol), giải pháp tự chế: gồm 1 muỗng cà phê muối, 4 muỗng cà phê đường pha vào một lít nước. Để cho chó uống mà không sợ bị bất kỳ một rối loạn nào. 1 muỗng cà phê muối trong tỷ lệ này có thể thay bằng 1 gói Oresol.

CHỨNG RỤNG LÔNG TRÊN CHÓ VÀ KHẢ NĂNG HỒI PHỤC

a. Nguyên nhân:
+ Tập quán tắm chải và sử dụng dầu tắm không phù hợp (trong đó độ pH đóng vai trò quan trọng).
+ Sự thứ phát từ chứng ngứa cào xước (do ký sinh trùng, nấm, vi khuẩn, virus, dị ứng...).
+ Bệnh tự miễn dịch.
+ Chứng rụng lông không rõ nguyên nhân (có thể do thức ăn, giống chó, hormone...) nhưng thường xuất hiện theo mùa.

b. Khả năng hồi phục
+ Rụng lông do tắm gội có thể điều chỉnh được nếu người nuôi chó có trách nhiệm
+ Sự thứ phát từ chứng ngứa cào xước có thể chửa khỏi nếu chẩn đoán đúng và điều trị kịp thời. Bệnh này ít nguy kịch đến tính mạng.
+ Bệnh tự miễn dịch: đây là bệnh có thể đe dọa tính mạng và rất khó điều trị.
+ Chứng rụng lông không rõ nguyên nhân: lông có thể bị rụng rất nhiều và lộ ra những mảng da lớn sẫm màu, có một số giống rụng đều hai bên sườn như Doberman... Bệnh này thường tự khỏi, lông thường mọc lại vào chu kỳ lông tiếp theo.

BỆNH ĐỘNG KINH Ở CHÓ


BỆNH ĐỘNG KINH

Bệnh động kinh là một triệu chứng của rối một loạn chức năng thần kinh tiềm ẩn xảy ra ở não. Chúng thường tương ứng với một đợt phóng điện bất bình thường của các nơron thần kinh nằm trên một diện tích ít hay nhiều của vỏ não. Các triệu chứng thay đổi tuỳ theo vị trí và diện tích của vùng não bị ảnh hưởng, biểu hiện thấy được là các triệu chứng về thần kinh.

Ở chó, tỷ lệ động kinh có thể từ 0,5% và 5,7%.

NGUYÊN NHÂN

Các nguyên nhân có thể là:

- Đột quỵ hoặc thiếu máu thoáng qua.

- Nhiễm trùng (áp xe não, viêm màng não, viêm não...)

- Khuyết tật não bẩm sinh

- Bị thương ở thời điểm gần sinh (động kinh thường băt đầu ở giai đoạn sơ sinh).

- Do rối loạn chuyển hóa: hạ đường huyết, hạ calci huyết, thiếu Pyridoxin (B6), rối loạn nước, điện giải.

- Do các bệnh nội khoa: tim suy, thận suy, Urê cao, ngộ độc các loại.

- Con vật bị bẩm sinh thiếu men phenylalamine hydroxylase, không có men này thì acid phenyllalamine sẽ không bị phá vỡ và có thể gây tổn thương cho não. Acid này có trong protein động vật.

- Các khối U não, ấu sán não, tai biến, viêm tắc đọng mạch não...

Tuy nhiên, trong một số hội chứng di truyền của một số giống chó, động kinh chỉ biểu hiện như là một triệu chứng của rối loạn chức năng thần kinh, và thực sự chúng ta không biết điều gì làm nên điều đó. Và đến nay vấn đề này vẫn chưa được làm rõ. Chính vì thế có nhiều ý kiến cho rằng động kinh ở chó chủ yếu là do di truyền.
Vì vậy, đôi khi động kinh là vô căn hay không thể xác định được nguyên nhân.

Như vậy, từ một quan điểm lâm sàng, trong trường hợp động kinh thật, thì chúng ta điều trị chỉ là điều trị triệu chứng.

CÁC BIỂU HIỆN CỦA ĐỘNG KINH TRÊN CHÓ


(CÒN NỮA)

DERMOID SINUS Ở CHÓ - MỘT ỐNG DÒ DA THỰC THỤ

Sơ lược về Dermoid sinus
Xoang dermoid là một dạng khuyết tật bẩm sinh của ống thần kinh. Dermoid sinus có cấu trúc như một nang nằm dưới da, dọc sống lưng và đôi khi được nối với cột sống. Trong sự phát triển của thai kỳ, các ống thần kinh từ cột sống sẽ có xu hướng tách biệt hoàn toàn với da. Tuy nhiên, nếu sự chia tách này không diễn ra, một xoang dermoid sẽ hình thành và phát triển. Khi chó con được sinh ra, các xoang dạng ống có thể vẫn còn  nối với cột sống hoặc có thể tồn tại ở dạng một túi mù. 



Tính chất di truyền
Xoang dermoid là một dạng khuyết tật mang tính di truyền. Với những tính trạng di truyền lặn, khuyết tật sẽ được hình thành khi nhận được một gen khiếm khuyết từ cả cha lẫn mẹ. Một xoang dermoid phát triển khi hai khiếm khuyết gen được biểu hiện cùng nhau. Khi chỉ có một khiếm khuyết gen xảy ra, con vật chỉ là một cá thể mang mầm mống bệnh và không thấy bất kỳ dấu hiệu của một xoang dermoid nào.
Con vật non thường bị ảnh hưởng nhiều nhất. Các cá thể bị ảnh hưởng có thể có triệu chứng hoặc không có triệu chứng trong quá trình bệnh. Thời gian xuất hiện biến chứng của một xoang dermoid phụ thuộc vào vị trí của nó.

Những đặc điểm có thể quan sát và sờ nắn được của xoang dermoid
Xuất hiện những khối U trên da, chủ yếu là vùng dọc sống lưng. Ngoài ra còn có thể xuất hiện ở một vài vị trí khác. Có thể xuất hiện một hay nhiều khối U. Trên đỉnh khối U thường có một lỗ rất nhỏ đôi khi nhô ra lông và chảy dịch nhờn. Có rất nhiều trường hợp lông xung quanh khối U rụng bớt, lộ ra một khối U viêm đỏ.
Sờ nắn đôi khi thấy có một dạng dây ống nối liền khối U với cột sống.



Những tác hại của xoang dermoid
Xoang dermoid tồn tại từ khi con vật được sinh ra. Trong quá trình tồn tại và phát triển, xoang dermoid sẽ được tích tụ những mảnh vỡ từ da - bã nhờn, các tế bào da chết và lông... Xoang thường bị nhiễm trùng, gây đau đớn cho con vật. Nếu có đường kéo dài đến cột sống, nhiễm trùng có thể gây viêm màng não hay chứng viêm tủy, dẫn đến nhiều dấu hiệu thần kinh như đau cột sống cục bộ hoặc toàn bộ cột sống, sốt, tăng độ cứng và yếu tuỳ thuộc vào vị trí của xoang dermoid.
Những dấu hiệu trên được xem như là kết quả của một sự xâm nhiễm sâu. 

 
Cách khắc phục
Cách khắc phục thường sử dụng là phẫu thuật để cắt bỏ các ống dò do Demoid sinus gây ra. Việc phẫu thuật không quá khó (gây tê, mỗ-bóc tách-cắt bỏ tổ chức ống dò tận gốc và khâu lại(trong trường hợp này, tốt nhất là nên đặt một miếng gạc thấm hoặc làm một ống thoát dịch, vết thương sẽ rất nhanh lành), ít gây tổn hại cho con vật.
Tuy nhiên việc chống nhiễm trùng là cực kỳ quan trọng, quyết định cho sự thành công của việc phẫu thuật. Thông thường, con vật sẽ được điều trị chống nhiễm trùng bằng kháng sinh trong một tuần.

TRUYỀN DỊCH CHO CHÓ VÀ MÈO

Truyền dịch là đưa vào cơ thể bệnh súc qua đường tĩnh mạch hoặc dưới da một khối lượng dung dịch với mục đích:

- Hồi phục lại khối lượng tuần hoàn khi bệnh súc bị mất nước, mất máu (xuất huyết, bỏng và tiêu chảy, nôn mửa mất nước...)
- Giải độc, lợi tiểu...
- Nuôi dưỡng bệnh súc khi bệnh súc không ǎn uống được
- Là đường đưa thuốc vào để điều trị bệnh hữu hiệu.


Photobucket

NHỮNG DUNG DỊCH HAY DÙNG ĐỂ TRUYỀN CHO CHÓ, MÈO

Dung dịch đẳng trương

Dung dịch nước muối sinh lý (NaCl 0,9%)

Dịch muối 0,9% hay dịch mặn, gồm nước và muối, dùng để bù dịch cho cơ thể khi mất nước như tiêu chảy, bỏng... NaCl 0,9 % là nước muối sinh lý, đẳng trương (có độ thẩm thấu bằng độ thẩm thấu trong mạch máu

- Ưu điểm: rẻ tiền, phổ biến.
- Nhược điểm: dễ gây toan máu do lượng Cl - cao. Truyền nhiều và nhanh dễ gây ứ nước ngoại bào và phù phổi cấp.

Ringer lactat

- Đặc điểm: vào cơ thể, lactat được gan chuyển thành bicarbonat và kiềm hóa máu do đó chỉnh được toan nhẹ. Truyền 100 ml sẽ tăng được 20 - 30 mL thể tích tuần hoàn, vì vậy cần truyền 1 lượng gấp 3 lần thể tích bị mất.
- Ưu điểm: cung cấp nhanh nước và điện giải, rẽ tiền. Có thêm K+ và Ca2+.
- Nhược điểm: loại dịch này không được giữ lâu trong máu nên cần truyền liên tục. Nếu không sẽ không có hiệu quả.

Dung dịch Glucose (dextrose) đẳng trương 50g/ 1000 mL (5%)

Dịch 5% có nồng độ thẩm thấu bằng huyết tương nên có thể bù dịch khi cơ thể bị mất nước hay khi không cho uống được.

Dung dịch ưu trương

Các loại dung dịch: NaCl 1,2 - 1,8- 3,6- 7,2- 10 và 20%.

Trên thị trường có sẵn loại 10 - 20%, ống 10- 20 mL. Khi dùng, pha với glucose 5% để đạt nồng độ mong muốn.

- Đặc điểm:
. ASTT quá cao, dễ gây phù.
. Làm giảm kết tập tiểu cầu, tăng nguy cơ chảy máu.
. Làm giãn mạch nội tạng: thận, tim. Tăng co bóp tim.
. Làm giảm phù não, giảm tăng áp lực nội sọ tốt hơn so với dung dịch keo.

Dung dịch Glucose ưu trương100g; 150g và 300g/ 1000 mL.

Glucose ưu trương chứa nhiều glucose hơn, dùng để giải độc và nuôi ăn khi không ăn được bằng miệng.

- Ưu điểm: cung cấp nhanh năng lượng, rẽ tiền. 100g glucose cung cấp 400 kilo calo. Ngoài ra còn dùng để điều trị và dự phòng các trường hơp mất nước nhiều hơn mất muối.
- Nhược điểm: Các dung dịch ưu trương dễ làm viêm tắc tĩnh mạch tại nơi truyền và gây hoại tử nếu truyền ra ngoài tĩnh mạch.

Chú ý: Truyền chậm vào tĩnh mạch. Glucose huyết tăng phụ thuộc không những vào nồng độ dung dịch tiêm truyền mà còn vào tốc độ truyền và khả năng chuyển hóa của bệnh súc. Khi nuôi dưỡng bằng dịch truyền, cần phân phối liều đều trong ngày và giảm liều dần, tránh ngừng đột ngột dễ gây hạ đường huyết. Nhất là ở chó, mèo con.
Dung dịch ưu trương có thể gây rối loạn thần kinh hoặc là do tăng áp lực thẩm thấu, hoặc
là do tác dụng độc trực tiếp trên thần kinh
NHỮNG BIẾN CHỨNG CÓ THỂ XẢY RA KHI TRUYỀN DỊCH

- Sốc phản vệ do truyền nhanh, áp lực thẩm thấu cao gây biến chứng với biểu hiện tứ chi lạnh, mạch nhanh, huyết áp tụt.
- Nhiễm trùng máu.
- Rối loạn điện giải: Khi đưa vào một lượng không cần thiết dẫn đến sự dư thừa khiến con vật mỏi, nôn nao, tăng nhịp tim bất thường.
- Thiếu hụt các yếu tố vi lượng: Nếu truyền dịch kéo dài dẫn đến dung mao của ruột thoái hóa khiến thức ăn được hấp thụ kém.
- Phù toàn thân, tràn dịch màng bụng, phù phổi, suy hô hấp, suy tim (nhất là đối với con vật có vấn đề về tim mạch), thậm chí gây tử vong.
- Sưng chỗ kim tiêm hoặc lan tỏa ra xung quanh khiến vùng da đó bị viêm tấy đỏ, nặng hơn là bị hoại tử nhất là khi truyền dịch cung cấp chất dinh dưỡng.
- Truyền dịch có thể dẫn đến lây nhiễm các bệnh truyền nhiễm. Thậm chí, nếu lượng dịch truyền quá nhiều, cơ thể con vật lại bị mất nước ưu trương, teo tế bào não rất nguy hiểm.

Ngay cả khi truyền dịch đúng chỉ định, bệnh súc vẫn có thể gặp một số nguy hiểm trong quá trình truyền: chỗ tiêm bị phù, đau sưng, viêm tĩnh mạch, rét run, mặt tái nhợt, khó thở, ho...

THẬN TRỌNG KHI TRUYỀN DỊCH

- Thận trọng đối với con vật lớn tuổi, có độ lọc thận yếu, có tiền sử tim mạch hay có bệnh lý về não khi truyền dịch chứa chất điện giải.
- Đối với bệnh súc non bị sốt không được truyền muối, đường vì những chất này đi vào cơ thể sẽ làm tăng áp lực lên sọ, tăng phù não.
- Bệnh súc viêm phổi không nên truyền dịch vì dịch truyền làm tăng gánh nặng cho phổi, tim.
- Sốt do nhiễm trùng không nên truyền dịch vì không có tác dụng mà dễ gây các nguy cơ biến chứng khác.
- Đối với bệnh súc viêm não, viêm màng não, phải lựa chọn dịch cẩn thận.
TÍNH TOÁN LƯỢNG DỊCH DUY TRÌ

Đối với mèo

Lượng dịch cần truyền/giờ(ml)=70*√(√(〖(Trọng lượng cơ thể(Kg))〗^3 )) /24

Đối với chó

Lượng dịch cần truyền/giờ(ml)=132*√(√(〖(Trọng lượng cơ thể(Kg))〗^3 )) /24

Trong đó: 70 và 132 là hằng số

(CÒN NỮA)

THAO TÁC LẤY VEN, ĐƯA DỊCH VÀO TĨNH MẠCH

Truyền dịch thường được làm bởi BSTY. Ngoài thao tác thành thạo thì việc hiểu được nguyên lý trong truyền dịch chất là rất quan trọng, bởi nó quyết định đến hiệu quả của truyền dịch. BSTY này cũng truyền cho cún, BSTY kia cũng truyền cho cún, nhưng hiệu quả lại khác nhau là vì họ nắm rõ nguyên lý và kinh nghiệm không được như nhau.

Trong truyền dịch phải làm tốt những vấn đề sau:

- Xác định đúng tình trạng của con vật.
- Chọn đúng dịch truyền, biết tính toán lượng bù đắp và duy trì.
- Hiễu rõ về chỉ định và chống chỉ định và áp dụng cho từng trường hợp.
- Có khả năng phát hiện và xử trí tình huống xấu xảy ra
...

Vị trí lấy ven truyền dịch thông dụng ở tĩnh mạch khoeo chân có ở 4 chân.


Chuẩn bị:

- Dịch truyền, dây truyền. Treo với độ cao phù hợp. Xả cho hết bọt khí.
- Bông cồn 70 độ (phải là 70 độ nhé), băng dán y tế hoặc băng keo cũng được nếu ko có, dây ga-rô hoặc khỏi cần.
- Cố định mõm con vật, nếu con vật hung hăng quá phải cố định 4 chân lại.
- Đeo găng tay.

Thao tác:

Thao tác truyền dịch cho cún ở tĩnh mạch chân có nhiều cách. Có 2 người sẽ làm rất thuận lợi. Nhưng nếu chỉ 1 mình thì cũng phải làm thật tốt. Dưới đây là làm 1 người.

- Một tay bắt ven một tay đâm kim:

Vd chân trước, thì bạn dùng 1 tay này, sử dụng 2 ngón trỏ+giữa giử phía sau khủy chân cún, ngón nhẫn đỡ phía dưới khủy và ngón cái tỳ lên ven để chặn dòng chảy về tim, nhớ tỳ vặn ngón cái qua một bên để ven được thẳng và căng. Khi đó ven sẽ nỗi lên và chân của cún đã bị ta cố định bởi 1 bàn tay của ta. (Nếu làm chân sau thì phải dùng dây cố định bàn chân cún vào điểm cố định nào đó rồi thao tác nếu không cún sẽ rụt chân lại khi đâm kim.)

Bàn tay còn lại dùng bông cồn 70 độ ướt chà qua chà lại sát trùng, dùng tay bóp bóp bàn chân để máu dồn vào tĩnh mạch nhanh hơn--> lông sẽ rạp xuống và cũng kích thích ven nỗi lên mà không cần phải cắt lông. Chọc kim dọc theo tĩnh mạch sao cho toàn bộ chiều dài kim nằm gọn trong lòng mạch để khi cún nếu có zãy zụa thì kim vẫn không xuyên tiếp được hoặc có trụt lui một chút cũng ko sao. Đâm chính xác thì máu sẽ chảy ngược ra dây truyền một ít (kiểm tra bóp bóp dây, máu thụt ra thụt vào). Mở khóa. Cố định bằng băng dán.

Động tác đâm phải dứt khoát, mình thường xác định đường hướng và đâm cái ào để mũi kim chạy thẳng chứ ko xuyên lung tung. Cái này làm quen sẽ rất có lợi.

- Buộc ga-rô, rồi thao tác:

Dùng dây Ga-rô ở sau khủy chân, tiếp đến 1 tay nắm-đỡ-hơi kéo sao cho chân cún duỗi thẳng. Giử thật chặt kẻo cún rụt chân lại khi ta đâm kim. Dùng cồn 70 độ chà qua chà lại để sát trùng và lộ rõ ven.

Tay còn lại đâm kim như trên. Nhớ trước khi mở khóa phải mớ Ga-rô.


Chú ý:

- Tay cầm kim là tay trái thì nên đâm tĩnh mạch chân trái của cún và ngược lại. Như vậy sẽ thuận lợi hơn.

- Mình thật sự muốn khuyên các bạn nuôi cún không nên tự ý truyền dịch cho cún của mình, khi các bạn không có chuyên môn.