Vi rút Parvo được xác định lần đầu tiên vao năm 1978. Và trong vòng hai năm nó đã lan rộng trên toàn thế giới. Trong những năm qua, Vi rút parvo đã đột biến thành hai chủng khác nhau và có bằng chứng của một hiện chủng thứ ba tại Ý, Tây Ban Nha và Việt Nam.
Đặc điểmMỗi loài động vật khác nhau có vi-rút parvo riêng của nó và nó không có sự lan truyền bệnh ngoài loài, do đó mới có vi-rút parvo người, vi-rút parvo chó, vi-rút parvo mèo, …
Lây lan
Mặc dù các vi rút không thể lây lan từ con mèo cho một con chó hoặc từ một con chim cho con mèo, nhưng có thể lây lan virus qua tiếp xúc. Ví dụ, mèo của bạn lang thang qua sân của hàng xóm và dẫm các vi-rút trên đôi chân của mình, sau đó nó có thể mang vào nhà của bạn và có khả năng lây nhiễm cho bất kỳ con chó quý nào của bạn.
Sự lây lan bệnh qua đường ruột là chủ yếu. Các triệu chứng ruột chó parvo xảy ra khi virus tấn công tủy xương, nhanh chóng phân chia tế bào trong đường ruột và các hạch bạch huyết. Vi rút này có thể lưu trú trong phân đến ba tuần. Đây là một căn bệnh rất dễ lây cho vật nuôi chưa được chú ý để tiêm chủng. Bệnh thường biểu hiện ở hai thể cơ bản.
Các thể bệnh
Thể tim, các mẫu tim bị nhiễm trùng thường được tìm thấy trong chó đang bị nhiễm bệnh hoặc chó con ngay sau khi sinh. Đây là hình thức của bệnh rất ít phổ biến so với thể đường ruột. Bệnh rất nặng, viêm và hoại tử trong cơ tim gây khó thở và chết non (<8 tuần) của chó. Chó con tồn tại được sẽ có sẹo trong cơ tim.
Thể đường ruột, vi rút gây thiệt hại nghiêm trọng đến đường ruột, gây bong tróc các tế bào ruột. Điều này có thể để mở cửa cho việc nhiễm vi khuẩn thứ cấp. Hầu hết các con chó bị ảnh hưởng (85%) ở lứa tuổi 6-20 tuần tuổi. Tỷ lệ tử vong do nhiễm bệnh được biết khoảng 16-35% trong nhóm tuổi này nếu đươc điều trị kịp thời.
Triệu chứng
Triệu chứng thường biếu hiện trong vòng 3-10 ngày kể từ ngày nhiễm bệnh. Bao gồm: thờ ơ, nôn mửa, sốt và tiêu chảy có máu. Tiêu chảy có thể gây mất nước, điện giải nặng và nhiễm trùng thứ cấp. Chó thường sẽ không chết do vi rút, nhưng thường chết từ một nhiễm trùng thứ cấp.
Chẩn đoán
Chẩn đoán bệnh trước tiên phải là khám lâm sàng, xác định độ tuổi, giống và tình trạng tiêm chủng đề loại trừ. Tiếp đó, lấy mẫu phân để thử nghiệm ELISA. Có thể bổ sung việc chẩn đoán máu và chụp X-ray. Radiographs thường giúp phân biệt bệnh với các nguyên nhân khác có ói mửa và tiêu chảy.
Điều trị
Tỷ lệ sống còn phụ thuộc vào sự chẩn đoán đúng và nhanh chóng được điều trị. Điều trị ban đầu thông thường là truyền dịch, giúp bù đắp, cân bằng lại nước và chất điện gải. Ngoài việc truyền dịch, việc chống buồn nôn, cầm máu và chích thuốc kháng sinh là điều cấp thiết. Việc tiêm kháng huyết thanh chỉ có ý nghĩa khi bệnh đang khởi phát. Sự chăm sóc đúng cách sẽ có các tiên lượng tốt, nhưng nếu chăm sóc không hợp lý, chó sẽ chết sớm.
Sự thành công trong điều trị bệnh này phần lớn là do sức sống-sức chống chọi với bệnh tật của con vật. Tuy nhiên phần còn lại là do Bác sỹ thú y.
Một Bác sỹ thú y lành nghề sẽ đưa ra một phác đồ điều trị phù hợp với từng trương hợp con vật bệnh. Nếu Bác sỹ thú y không làm đúng một số nguyên tắc thì đôi khi sẽ làm cho con vật chết nhanh hơn.
Ví dụ:
- Tiêm các loại kháng sinh dễ gây độc cho con vật trong khi tình trạng mất nước của chúng đang rất trầm trọng.
- Sử dụng thuốc trợ tim không đúng chỉ định sẽ làm con vật nhanh chết hơn.
- Truyền dịch không đủ sẽ không đem lại hiệu quả. Truyền không đúng cách sẽ khiến con vật kiệt sức...
- Lạm dụng các loại thuốc cầm máu và thuốc giảm co thắt.
- Sử dụng thuốc giảm đau hạ sốt có ảnh hưởng đến sự đông máu.
- ........
Hầu hết cán bộ thú y sẽ sẽ đề xuất cho chó con được tiêm phòng chống parvo khoảng tám tuần sau khi chó con cai sữa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét