Bài đăng phổ biến

Thứ Tư, 10 tháng 8, 2011

CHỨNG CHẢY MÁU MŨI Ở CHÓ MÈO

Chứng chảy máu mũi ở chó mèo tiềm ẩn nhiều nguyên nhân phức tạp. Do đó, chảy máu mũi ở chó mèo tùy vào nguyên nhân mà có thể gây ra các mức độ nguy hiểm đến tính mạng cho con vật khác nhau. Việc điều trị thường phải được xác định rõ nguyên nhân. 


Một số nguyên nhân chảy máu mũi ở chó mèo:

- Chấn thương do va đập.

- Hắt hơi nhiều, có thể do dị ứng, ngoại vật, ve,... Làm các mao mạch niêm mạc mũi bị vỡ.

- Áp-xe chân răng. Có thể ăn thông lên xoang mũi gây nên hiện tượng chảy máu. Thường bị ở chó già.

- Nhiễm nấm ở mũi. Ở chó thường do Aspergillus fumigatus và các loài Penicillium. Ở mèo thường do Cryptococcus neoformans. Đây là một nguyên nhân có thể nói là kinh điển.

- Ăn phải thuốc diệt chuột. Thuốc diệt chuột sẽ vô hiệu hóa sự đông máu.

- Các nguyên nhân gây giảm tiểu cầu: Bị bệnh Erlichiosis (Rickettsia)ung thư tủy xương, kháng sinh sulfamid và chloramphenicol, hóa trị liệu,... ). Ở mèo có thể do mắc một số bệnh so virus gây nên (Feline Leukemia Virus  infection, Feline Immunodeficiency Virus Infection).

- Khối u trong xoang mũi.

- Bệnh do thiếu yếu tố Von Willebrand, một bệnh di truyền về đông máu.

Nghiên cứu của Bissett và cộng sự năm 2007,( issue of the Journal of the American Veterinary Medical Association). Xem xét 176 trường hợp chó bị chảy máu mũi để tìm nguyên nhân. Trong số 176 chó,  nguyên nhân cơ bản đã được tìm thấy trong 115 trường hợp là như sau:
  • 30% had nasal tumors : 30% có khối u trong mũi .
  • 29% had trauma:  29% có tổn thương .
  • 17% had nasal inflammation of unknown cause (idiopathic rhinitis):  17% có viêm mũi không rõ nguyên nhân.
  • 10% had low platelets: 10% có tiểu cầu thấp .
  • 3% had some other blood clotting abnormality: 3% đã có một số khác của máu đông máu bất thường.
  • 2% had high blood pressure: 2% có huyết áp cao .
  • 2% had tooth abscess:  2% bị áp xe răng.
Chứng chảy máu mũi ở chó mèo tùy vào nguyên nhân mà có thể gây ra các mức độ nguy hiểm đến tính mạng cho con vật khác nhau. Tuy nhiên, nếu không xử lý kịp thời, con vật có thể  chết do shock nguy hiểm tính mạng.

Xử trí nhanh tại nhà:

- Đặt con vật nơi yên tĩnh, tránh kích động. Người chủ của chó nên vuốt ve, an ủi giúp con vật bình tĩnh.

- Lấy một khăn gạc bọc cục nước đá lạnh hay đậu phụ lạnh, chườm nhanh lên phần trên mũi của con vật. Nhiệt độ lạnh sẽ làm các mạch máu co lại, góp phần làm chậm quá trình chảy máu.

- Điện thoại hỏi ý kiến BSTY ngay sau đó.

SỬ DỤNG VACCINE CHO CHÓ MẸ MANG THAI

Việc sử dụng Vaccine cho chó mẹ mang thai phải hết sức cân nhắc. Đôi khi là rất cần thiết nhưng cũng có thể gây ra một tai họa khó lường. Dưới đây là một số điều người nuôi chó cần biết.

Câu hỏi đặt ra cho chúng ta là: "có nên chích ngừa cho cún đang mang thai hay không?"



Về phía chó mẹ mang thai
Thể trạng của cún mẹ mang thai sẽ không bao giờ được như cún bình thường. Cún mẹ thường bị căng thẳng tâm sinh lý và thường ở tình trạng thiếu dinh dưỡng. Do đó, phản ứng miễn dịch của cún thường kém hơn, dẫn đmột nguy cơ không nhỏ của sự “phát bệnh”, ngay cả với các hình thức nhược độc của virus có trong các loại vaccine sống.

Thường thì việc tiêm Vaccine chỉ sử dụng khi nguy cơ nhiễm bệnh từ môi trường xung quanh quá cao, có một sự e ngại lớn khi cún con được sinh ra sẽ bị nhiễm bệnh dịch.

Về phía thai nhi
Chó con chưa sinh thì hệ thống miễn dịch chỉ ở mức độ tối thiểu ở tất các mặt và khó có thể tự vệ chống lại các virus sống trong vaccine.

Về phía Vaccine
Vaccine ngừa bệnh Parvo, đặc biệt nhắm vào các mục tiêu đang phân chia tế bào trong cơ thể (ví dụ như tủy xương của chó trưởng thành), virus trong vaccine sẽ ưu tiên lây nhiễm các phôi thai nhi vì trong đó rất nhiều các tế bào đang phân chia (mitosing) cùng một lúc. Vi trùng nhiễm bào thai có thể dẫn đến sảy thai chết lưu và dị tật bẩm sinh.
Còn Lepto thì thật là nguy hiểm, ngay cả cún bình thường cũng phải e ngại.

Dùng Vaccine chết?
Cái này thật khó nói. Bởi do nhược điểm của vaccine chết là kích thích đáp ứng miễn dịch kém và không bền vững. Chính vì vậy người ta thường phải thêm vào đó các chất phụ gia (tá dược) để cải thiện điều này. Nhưng họ cũng đã vô tình tăng thêm nguy cơ dị ứng, sưng viêm chỗ tiêm gây ra do các chất phụ gia đó.

Hic. Thật là khó cho BSTY khi phải nhận trách nhiệm cân nhắc để quyết định điều này bởi người nuôi cún không đủ chuyên môn trong trường hợp này. Bởi vậy việc có một BSTY riêng cho cún rất quan trọng là vì vậy.

Tốt nhất hãy nhờ BSTY của cún bạn quyết định.

TÌM HIỂU VỀ BỆNH GIUN TIM Ở CHÓ MÈO

Giun tim ở chó mèo là một loại của giun chỉ, được gọi là Dirofilaria immitis. Giun chỉ Dirofilaria có thể lây nhiễm từ thú sang cho người nhưng rất hiếm. Bệnh thường xảy ra nhiều nhất ở loài chó không kể giới tính, tuổi tác, nơi ở. Bệnh cũng có ở mèo và một số loài chó khác.

Giun tim là gì?

Giun tim ở chó mèo là một loại của giun chỉ, thường được gọi là Dirofilaria immitis. Giun chỉ Dirofilaria có thể lây nhiễm từ thú sang cho người nhưng rất hiếm.

Bệnh thường xảy ra nhiều nhất ở loài chó, Không kể giới tính, tuổi tác, nơi ở. Bệnh cũng có ở mèo và một số loài chó khác.

Chó là ký chủ thật sự của giun tim Dirofilaria immitis. Giun trưởng thành dài từ 6 cm đến 30 cm, con đực nhỏ hơn con cái.

Giun đực và cái giao hợp nhau đẻ ra vô số ấu trùng microfilariae giai đoạn 1 ở trong máu. (nguồn bệnh)

Muỗi là ký chủ trung gian của giun D. immitis.

 
Hình: Muỗi là trung gian truyền bệnh giun tim nguy hiểm.

Giun tim sẽ trải qua 4 lần lột xác trong vòng đời để thành giun trưởng thành gây hại cho cơ thể con vật. Nôm na là thế này:

Chó mang mầm bênh microfilaria trong máu, bị Trung gian truyền bệnh(TGTB) (muỗi) hút máu và vào trong cơ thể chúng. Trong cơ thể TGTB, chúng lột xác 2 lần(thường trong 14 ngày hoặc hơn) và tiến vào tuyến nước bọt của TGTB. Bây giờ nếu TGTB mà cắn chú chó nào thì mầm bệnh sẽ được truyền cho chú chó đó thông qua vết cắn.

Sau khi đã vào được cơ thể cún, ấu trùng giun tim sẽ lột xác 2 lần nữa để phát triển thành giun trưởng thành. Lần thứ nhất khoảng trước 15 ngày sau khi vào cơ thể chó và lần 2 vào những tháng tiếp theo sau đó, nhưng cả 2 lần lột xác thường xảy ra trong vòng nửa năm. Sau lần lột xác cuối cùng, ấu trùng cuối cùng (giun tim chưa trưởng thành) này sẽ tìm cách di hành đến tim và phát triển về mọi mặt, trong đó kích thước đóng vai trò quan trọng, việc này mất khoảng 3 tháng.

Sau khi đến tim khoảng 3 tháng nữa chúng sẽ phát triển thành giun trưởng thành, giun tim sẽ sống ở tim và sinh sản ra thế hệ mới. Nói chung là chúng sống trong cơ thể cún khoảng 5-7 năm rồi chết.

Tác hại của giun tim?

  
Hình: Giun trưởng thành ký sinh trong tim.

Sự gây hại: ấu trùng cuối cùng trong quá trình di chuyển sẽ đến tâm thất phải và các mạch máu xung quanh đó, phát triển và gây viêm, phù nề, tắc nghẽn mạch ở đó. động mạch phổi là bị thiệt hại nhiều nhất.----> giảm khả năng làm việc của phổi và con vật hay bị ho là vậy.
Việc hoạt động của các mạch máu bị cản trở sẽ làm cho tim hoạt động mạnh hơn, huyết áp cũng phải tăng dần lên. Cuối cúng là xuất hiện chứng suy tim. Đỉnh cao của sự nguy hại là con vật sẽ bị shock, hồng cầu bị hủy diệt và chết trong vài ngày (thường khi giun trưởng thành sống trong tim quá nhiều). Có khi phải mỗ tim để lấy giun ra nhưng thường khi đó mạng sống của con vật xem như đã là một bản án gần như tử hình.

Nhìn bên ngoài làm sao biết cún bị giun tim?

Việc chẩn đoán giun tim phải trải qua một quy trình bao gồm khám lâm sàng, siêu âm, X-quang tim phổi và xét nghiệm máu.
Thỉnh thoảng, giun tim cũng có thể có mặt trong mắt, ổ bụng, và thậm chí cả dây cột sống và nhiều nơi khác nữa.

Quả thật là khó khăn, tuy nhiên có một số thứ chúng ta nên biết:

- Bên ngoài bình thường, X-quang không thấy gì. Đây chỉ là nguy cơ.
- Thỉnh thoảng khó thở, X-quang cho thấy có sự biến đổi ở dộng mạch phổi, xét nghiệm thận và gan thấy có sự tổn thương. Gai đoạn này đã có sự nguy hại.
- Ho, khó thở, giảm cân, trên X-quang thấy có sự biến đổi nghiêm trọng ở tim và động mạch phổi. xét nghiệm thận suy và gan tổn thương.
- Gai đoạn cuối: thường được gọi là hôi chứng CAVAL. Đây là giai đoạn đỉnh cao của sự nguy hại gây shock nặng. Cái chết của cún là nằm trong tầm tay.

Mách bảo về phòng và trị giun tim

Trị bệnh như thế nào?

Quá trình chửa trị cho cún bị bệnh giun tim phụ thuộc vào giai đoạn mà điều trị khác nhau.
Nếu chưa nặng, bệnh giun tim có thể được điều trị khỏi bởi một số loại thuốc tiêm vào bắp để tiêu diệt giun trưởng thành như Moxidectin. Ví dụ như sản phẩm ProHeart (moxidectin, Ft. Dodge Animal Health) được đánh giá là rất hiệu quả. Sau 6 tháng điều trị, một xét nghiệm kháng thể sẽ được làm để xem giun có còn không.
Ivermectin cũng là một sản phẩm đã được sử dụng để trị bệnh giun tim, tuy nhiên theo khuyến cáo thì hiệu quả không cao và thường chỉ dùng để phòng bệnh là chính.
Nhưng thường thì khi giun trưởng thành đã phát triển mạnh ở tim thì việc điều trị thật ra mà nói rất nan giải.

Phòng bệnh như thế nào?

Tất nhiên Ivermectin, salemectin... là sự lựa chọn đầu tiên. Việc này có thể kiêm thêm cho việc sổ giun khác cho cún mà không cần dùng thuốc sổ khác nữa. Nó cũng bao gồm việc tiêu diệt ve rận. Có sản phẩm HEARTGARD LPUS nhai để phòng giun tim. Cái này mình đang dùng cho chó ở Huế và chưa có điều kiện để làm nghiên cứu để xem hiệu quả của nó như thế nào. Bắt đầu từ lúc 2 tháng tuổi là đẹp nhất.

TẨY GIUN CHO CHÓ CON VÀ CHÓ TRƯỞNG THÀNH

Việc tẩy giun và phòng ngừa nhiễm giun cho chó mèo là rất quan trọng. Dưới đây là cách tẩy giun thông dụng cho chó mèo ở Việt Nam.

Bắt đầu tẩy lúc 2 tuần tuổi, lặp lại lúc 4 tuần, 6 tuần và 8 tuần tuổi và sau đó cứ 1 tháng tẩy một lần cho đến 6 tháng tuổi.

Tại sao dày thế? Vì ở Việt Nam mình, chó mẹ mang thai thường nhiễm giun nặng, khi chó đã trưởng thành, chủ của chó thường ít chú ý việc tẩy giun nên khi mang thai, ấu trùng giun sẽ được truyền qua nhau thai cho cún con. và khi sinh ra rồi thì lây nhiễm từ sữa mẹ bị nhiễm, phân của mẹ... Kết quả là cún con sơ sinh 15 ngày tuổi, nếu xét nghiệm sẽ thấy có sự hiện diện ký sinh trùng trong phân. Phải khẳng định mọt điều là cún con nào bụng cũng chứa rất nhiều giun. Và sẵn sàng gây nên những hệ lụy (cướp dững chất, tiết độc tố gây rối loạn thần kinh, gây tổn thương cơ giới thành ruột, nói chung là mở đường cho bệnh khác).

Việc tẩy giun cho những chú cún có nguy cơ tái nhiễm cao từ môi trường sẽ là 3-6 tháng 1 lần cho đến hết cuộc đời. Việc phòng giun tim sẽ kiêm luôn việc tẩy giun đũa, giun móc...

Tẩy giun có thể tiêm hoặc uống:

- Hiện nay một số loại thuốc tẩy giun dạng uống không cần phải nhịn ăn như: fenbendazol, menbendazol... nên thời gian tẩy có thể bất kỳ trong ngày.
- Cũng có thể tiêm Ivermectin, salemectin, levamisol... cho cún. Nhưng phải theo chỉ dẫn của BSTY vì việc lạm dụng se ảnh hưởng nặng cho cún sau này. Levamisol thường gây ngộ độc; ivermectin do tinh khuyếch tán mạnh lên toàn cơ thể, trong đó có thần kinh-não bộ, cún có thể bị trầm cảm bởi Ivermectin nếu lạm dung. Cuối cùng cũng cần phải tính đến các giông chó và tính mẫn cảm với thuốc nữa.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc  tẩy giun sán hiệu quả như:

- Exotral : . Sản phẩm này rất an toàn và có thể xổ cho thú rất nhỏ, cũng như thú bệnh hay dưỡng bệnh, chó cái mang thai hay nuôi con. Sản phẩm của Virbac Việt Nam.


Liều lượng: 1 viên / 5 kg thể trọng. Dùng trước khi ăn. Uống nguyên viên hay trộn vào thức ăn.
Chó con dễ bị tái nhiễm nên được cho uống hàng tháng trong 2 tháng đầu.
Chó lớn xổ 3 - 4 lần / năm để trị tái nhiễm.
- VIMECTIN 0.3% : Đặc trị nội - ngoại ký sinh trùng.

Thành phần:
Ivermectin ................ 300 mg.
Exp.qsp .....................100 ml.

Công dụng:
- Phòng và trị các bệnh nội ký sinh trùng như: giun đũa, giun chỉ, giun xoăn, giun lươn, giun đầu gai, giun tim.
- Phòng và trị các ngoại ký sinh trùng như cái ghẻ, ve, bọ chét, chí, rận gây ghẻ, xà mâu.

Liều dùng: dùng tiêm bắp hay tiêm dưới da. Chó, mèo, thỏ: 1ml / 12 - 15 kg trọng lượng cơ thể
* Khi phát hiện bệnh chỉ tiêm 01 liều duy nhất.
* Để phòng bệnh 2 - 3 tháng sau tiêm lại 01 lần

Lưu ý: Không dùng quá liều qui định. Thuốc còn thừa trong lọ, nếu bảo quản tốt vẫn còn hiệu lực sau 3 - 4 tháng.

HỎI VỀ CHÓ BỊ NỔI CỤC U Ở CỔ

Câu hỏi: Cún nổi cục u ở cổ, bỏ ăn là bệnh gì? Có nguy hiểm tính mạng không?

Cún của bạn đã bỏ ăn có lẽ đang rất đau đớn hoặc đang có một rối lạn toàn thân.

“Cục u” mà bạn nói cũng có thể là một áp-xe hoặc có thể là những thứ khác.

Bạn nên xem xét kỹ:
- “Cục u” ở cổ nhưng là sau gáy, gần khớp vai hay dưới yết hầu...?
- Màu sắc, hình thái của nó thế nào?
- Nắn vào cục đó cún có biểu hiện đau không, có cảm giác có dịch ở trong không?

Nếu ở sau gáy thường không phải là hạch lâm ba mà có thể là một Dermoid sinus hoặc một áp-xe:
- Nếu là Dermoid sinus, bạn nên đưa cún đến BSTY để phẫu thuật tránh những biến chứng có hại sau này.
- Nếu là áp–xe hoặc nếu “cục u” nằm ở vị trí lần trước tiêm, nắn cảm giác thấy có dịch ở trong, lông phía trên đỉnh “cục u” thưa dần. Có thể đó là một cục áp-xe. Bạn nên chườm nóng vài hôm, nếu không giảm mà vỡ ra (hoặc rạch ra) thì cắt lông xung quanh, lấy oxi già rửa sạch và bôi thuốc mỡ kháng sinh có kèm kháng viêm.

Nếu không phải áp-xe mà là bất cứ một cái gì khác bạn nên đưa cún đến BSTY để họ khám trực tiếp, có thể lấy mẫu xét nghiệm và cho bạn lời khuyên thấu đáo.
Tuy nhiên, tôi khuyên bạn trong trường hợp này nên đưa đến BSTY vì cún của bạn đang bỏ ăn, đây là điều không thể chủ quan.


Nếu bạn là một người yêu chó và có trách nhiệm thực sự với nó, dùng thuốc để điều trị cho chó nên cần đến BSTY.

LÀ CON NGƯỜI, AI YÊU QUÝ ĐỘNG VẬT, NGƯỜI ĐÓ CHẮC CHẮN KHÔNG PHẢI LÀ NGƯỜI XẤU

Một câu chuyện cảm động đã được dựng thành phim: 

MÁCH BẢO VỀ CHỨNG LOÉT GAN BÀN CHÂN Ở CHÓ

Một số bệnh có hiện tượng loét gan bàn chân đáng lưu ý:
- Bệnh hoại tử biểu bì do rối loạn trao đổi chất: bệnh da phổ biến ở chó trưởng thành. Thường là hauuj quả của một số bệnh như gan, đái tháo đường và khối u tuyến tụy. Biểu hiên thường thấy là đỏ và thường loét ở vùng không có lông, gan bàn chân có thể dày lên và bong tróc. Bệnh này tiên lượng xấu.

- Lupus ban đỏ: là một bệnh tự miễn ảnh hưởng đến nhiều hệ thống cơ thể bao gồm khớp, thận, cơ, hệ thần kinh... Da tổn thương dày hoặc loét gan bàn chân, chúng có thể lan rộng và gây nhiễm trùng, biểu hiện bởi các mụn mủ. Điều trị thường là sử dụng Prednisone, thuốc ức chế miễn dịch khác và điều trị nhiễm trùng cơ bản...

- Pemphigus foliaceus (bệnh pemfigut) là loại phổ biến nhất của bệnh pemfigut ở chó, đây cũng là một bệnh tự miễn. Thông thường ảnh hưởng đến chân và đầu, thường bắt đầu với mụn mủ và tiến triển đến loét, bệnh có thể gây ngứa, con vật có thể què nếu móng bị ảnh hưởng. Bệnh thường làm chó sốt, chán ăn và suy yếu dần. Chẩn đoán: khám lâm sàng, làm tiêu bản (chọn một bọng nước mới, dịch còn trong, dùng dao vô trùng chọc cho vỡ ra hết dịch, nạo nhẹ nền tổn thương, phết chất nạo lên lam kính, cố định bằng cồn và nhuộm giemsa. Ta sẽ thấy các tế bào gai chương to đứt các cầu nối liên gai). Điều trị thường sử dụng Corticoid, thuốc ức chế miễn dịch khác và điều trị nhiễm trùng cơ bản...

- Bệnh hăm da có mủ: viêm da tiếp xúc, âm hộ, đuôi, kẽ -gang bàn chân. Thường thấy ở chó béo phì. Màu đỏ, rỉ máu; thường bị nhiễm trùng và có thể gây mùi hôi. Bệnh này dễ điều trị, đôi khi tự khỏi.

- Bệnh độc hoại tử biểu bì: do một phản ứng miễn dịch nặng, thuốc, có thể gây ra bởi ung thư hoặc các bệnh khác. Lở loét trên diện rộng của cơ thể, đặc biệt là miệng và bàn chân. Chẩn đoán: lâm sàng và sinh thiết da. Bệnh này tiên lượng xấu. Tuy nhiên có thể điều trị triệu chứng, chăm sóc tốt và dùng Corticosteroid cũng có thể có hiệu quả.

- Bệnh loét do viêm da không rõ nguyên nhân: thường thấy nhất là ở chó Collies, chó chăn cừu Shetland... Độ tuổi thường gặp là chó trưởng thành và chó già. Loét háng, mí mắt, tai, bộ phận sinh dục, hậu môn, và gang bàn chân làm con vật đau đớn. Chẩn đoán: xem xét giống, khám lâm sàng và sinh thiết. Điều trị: tránh chấn thương, dùng kháng sinh nếu nhiễm trùng thứ cấp, vitamine E, acid béo, khoáng...

Ngoài ra còn có thể loét chân vì “Bỏng nước tiểu”. Xảy ra khi da tiếp xúc lâu dài với nước tiểu. Bệnh này dễ lành.